Đối phó với hiện tượng co giật khi mang thai sao cho hiệu quả nhất?
6 đồ uống mát gan, giải độc cơ thể cực tốt, bà bầu nên dùng trong mùa hè
5 việc mẹ bầu không nên làm vào ban đêm, vừa khó ngủ vừa không tốt cho con
Câu hỏi: Chào bác sĩ, vợ em năm nay 28 tuổi, có thai được 30 tuần. Vợ em hay bị ói sau khi ăn, thường có cơn co giật trong lúc ói, chân tay co thắt, người không làm chủ được. Bác sĩ cho em hỏi, vợ của em bị như vậy có sao không, em nên làm gì để giúp vợ em trong những trường hợp như vậy. Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
Chào bạn,
Thông thường hiện tượng nôn hay xảy ra vào 3 tháng đầu của quá trình mang thai thường gọi là nghén. Nghén thường biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi lợm giọng buồn nôn hoặc nôn oẹ,….
Hiện tượng này cũng có thể xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ Thường thì thai phụ chỉ cần nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn ăn nhẹ và chia thành nhiều bữa trong ngày, giữ tâm lý ổn định, sau đó các triệu chứng nghén giảm dần rồi mất hẳn.
Trường hợp của vợ bạn, thai đã 30 tuần, hay bị nôn sau ăn. Trước hết bạn cần xem xét tổng thể sức khoẻ của vợ bạn, tiền sử có bệnh lý gì không (trước và trong khi mang thai). Nếu hiện tượng nôn này mới xuất hiện, thể trạng vợ bình thường và không có các biểu hiện bất thường khác như đau bụng phù,… thì có thể áp dụng các biện pháp đơn giản như ăn ít mỗi bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ, nghỉ ngơi, tránh suy nghĩ căng thẳng và đảm bảo ngủ đủ, ăn các thức ăn nấu chín, tránh các thực phẩm gây kích thích buồn nôn thực phẩm béo ngậy, cay nóng, uống nhiều nước, mát xa thư giãn cơ thể.
Tuy nhiên, nếu vợ bạn nôn nhiều, ăn thứ gì cũng nôn, thậm chí nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn oẹ, tình trạng này sẽ khiến cho cơ thể mất nước suy kiệt, có thể dẫn tới phù, tăng huyết áp protein niệu,… thậm chí ngất và hôn mê
Ngoài ra, nôn nhiều dễ khiến thai phụ bị tắc ruột nhiễm trùng đường tiết niệu suy yếu chức năng gan Còn với thai nhi có thể bị nhẹ cân và chết lưu. Trong trường hợp này, bạn cần đưa vợ đi khám càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, ngoài nôn nếu vợ bạn có các biểu hiện kèm theo như sau thì cũng cần đưa đi khám kịp thời, bao gồm: đau bụng và sốt, tụt huyết áp và chóng mặt các cơn co thắt tử cung phù nề nhiều khó thở tức ngực kèm phù nề,…
Điều đáng lưu ý là theo bạn mô tả vợ bạn có co giật khi nôn, chân tay co thắt,… đây là dấu hiệu không thể chủ quan. Do vậy, bạn nên sớm đưa vợ tới cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa để khám kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.
Thân mến!
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:02 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:08 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:07 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:07 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:02 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:06 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:00 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:08 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:04 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:06 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023