Phác đồ điều trị đái tháo đường thai kỳ khỏe mẹ, khỏe con

Thai phụ mắc tiểu đường cần được kiểm soát đường huyết tích cực và an toàn.

1. Đại cương:

Đái tháo đường thai kỳ là hiện tượng không dung nạp glucose trong thời kỳ mang thai và hiện tượng này sẽ hết sau khi đẻ 6 tuần, khác với trường hợp người bị bệnh tiểu đường hiện tại đang mang thai

Thai phụ mắc tiểu đường cần được kiểm soát đường huyết tích cực và an toàn

Thai phụ mắc tiểu đường cần được kiểm soát đường huyết tích cực và an toàn

2. Mục tiêu điều trị:

a) Kiểm soát đường huyết:

Đái tháo đường thai kỳ cần phải được kiểm soát đường huyết tích cực và an toàn trong một khoảng hẹp, để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi:  Đường huyết lúc đói < 5,8mmol/l, đường huyết 1 giờ sau ăn 7,8mmol/l và 2 giờ sau ăn < 7,2mmol/l. Cũng không nên để mức đường huyết lúc đói quá thấp (3,4 mmol/L).

b) Theo dõi kiểm soát sự phát triển thai nhi: phát hiện sớm các dị tật bất thường, các dấu hiệu của cuộc đẻ, quyết định phương pháp đẻ, thời gian đẻ…

3. Phác đồ điều trị:

a) Chế độ dinh dưỡng điều tri

- Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo sự tăng trọng cần thiết trong thai kỳ: 0,45kg mỗi tháng trong quí đầu, 0,2-0,35kg mỗi tuần trong quí 2 và 3 của thai kỳ. Tổng số năng lượng mỗi ngày dành cho BN ĐTĐ thai kỳ được tính dựa trên cân nặng lý tưởng. Trên phụ nữ đã có cân nặng lý tưởng tổng số năng lượng là 30 Kcal/kg, những thai phụ gày cần nhiều năng lượng hơn và ngược lại.

- BN ĐTĐ thai kỳ nên kiêng các thức ăn, nước uống chứa nhiều đường hấp thu nhanh như sữa đặc nước ngọt bánh kẹo... và hạn chế các đồ ăn nếp như xôi, bánh chưng... Khuyến khích ăn các loại carbohydrat hấp thu chậm (đường phức và các chất xơ). Tổng số năng lượng được chia đều cho 3 bữa ăn chính và 3 bữa ăn phụ nhưng không nên ăn nhiều carbohydrat vào buổi sáng.

b) Điều trị bằng thuốc:

- Chỉ sử dụng insulin cho đến nay insulin human (nguồn gốc người) là thuốc duy nhất được chấp nhận  điều trị đái tháo đường thai kỳ như insulin thường (Insulin Actrapid) và Insulin bán chậm NPH (Insulatard) hoặc Insulin hỗn hợp (Mixtard) giữa Insulin thường và Insulin NPH.

- Liều  khởi đầu phụ thuộc vào tuổi thai: < 18 tuần: 0,7 UI/kg/ngày, từ 18- 26 tuần: 0,8 uI/kg/ngày, từ 26-36 tuần: 0,9 UI/kg/ngày, > 36 tuần: 1 UI/kg/ngày, trường hợp nặng có thể từ 1,5-2 Ui/kg/ngày. Chia tiêm dưới da làm 2 lần mỗi ngày: sáng 2/3 liều (trong đó 2/3 NPH, 1/3 Regulan) ; Chiều 1/3 liều (trong đó ½ NPH, 1/2 Regulan).

 

- Liều duy trì phụ thuộc vào sự đáp ứng và đường huyết của bệnh nhân.

- Theo dõi chặt chẽ chỉ số đường huyết nếu điều kiện cho phép cần đo đường huyết 4-6 lần/ngày (vào trước bữa ăn và 2 giờ sau ăn, trước khi đi ngủ), thử ceton niệu khi đường huyết không ổn định hoặc khi thai phụ bị nôn nhiều, nếu chưa đủ điều kiện cũng cần ưu tiên theo dõi đường huyết nhiều nhất có thể để kịp thời điều trị kiểm soát tốt chỉ số đường huyết

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật