Uống thuốc trị cường giáp ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Tôi bị cường giáp, đã uống thuốc điều trị được hơn 3 năm nay. Hiện tại, tôi muốn sinh con nhưng lo sợ việc uống thuốc kéo dài sẽ ảnh hưởng tới việc sinh con (vô sinh hoặc con dị tật)? Sự thật như thế nào?

Cường giáp là thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormon tuyến giáp Nếu phụ nữ bị cường giáp và có ý định mang thai phải trao đổi với bác sĩ điều trị. Tốt nhất là phải điều trị và kiểm soát tốt tình trạng cường giáp trước khi có thai, bởi vì có một số nguy cơ đối với người mẹ và sự phát triển của bào thai nếu tình trạng cường giáp không được kiểm soát.

Những người được điều trị với iod phóng xạ hoặc phẫu thuật thì nên đợi ít nhất 6 tháng rồi mới nên có thai. Vì khi điều trị bằng các phương pháp trên có thể dẫn đến tình trạng hormon giáp bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này có thể làm giảm khả năng có thai cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Hai nhóm thuốc chính trong điều trị cường giáp gồm nhóm thuốc kháng giáp và nhóm thuốc chẹn beta.

Thuốc kháng giáp như là như methimazol, thiamazol (nhóm azol) hoặc propylthiouracil (PTU). Cả hai loại đều hiệu lực như nhau nhưng các azol được ưa thích hơn do ít tác dụng phụ hơn PTU. Các azol có thể có liên quan đến dị tật bẩm sinh nên PTU được chỉ định dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ, sau đó có thể chuyển trở lại dùng các azol để giảm các tác dụng phụ.

Các thuốc nhóm chẹn beta-blocker được chỉ định để kiểm soát các triệu chứng của bệnh như nhịp tim nhanh, run rẩy, lo lắng... Một khi tình trạng cường giáp đã được kiểm soát thì ngưng dùng các thuốc này.

Khi tình trạng cường giáp được kiểm soát tốt, có thể sẽ không cần phải dùng thuốc trong thời kỳ mang thai

Trong quá trình mang thai nên định kỳ xét nghiệm nồng độ hormone tuyến giáp Xét nghiệm máu và siêu âm có thể giúp chẩn đoán thai nhi có bị tình trạng cường giáp hay không.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật