Bệnh đau mắt đỏ: Đừng hoang mang nhưng không chủ quan!

Bệnh đau mắt đỏ lây qua 3 đường chính: hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay - mắt, quan hệ vợ chồng.

Số bệnh nhân mắc bệnh đau mắt đỏ tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng. Tại TP.HCM, cũng đã xuất hiện nhiều trường hợp mắc bệnh này. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa mắt, người dân không nên hoang mang vì bệnh vẫn chưa có dấu hiệu bất thường hoặc đến mức cần báo động. Tuy nhiên, cũng không được chủ quan, xem thường bệnh và tự ý chữa trị tại nhà.

Không lây khi nhìn vào mắt

Đau Mắt đỏ do virút thuộc nhóm Adenos gây bệnh đã được biết đến từ lâu. Bệnh lây qua 3 đường chính: hơi thở và nước bọt lây trực tiếp tay - mắt, quan hệ vợ chồng. Triệu chứng ban đầu của bệnh thường là sốt, mệt đau họng sưng hạch trước tai, bệnh nhân thấy cộm mắt, cảm giác có dị vật trong mắt, có thể bị chói mắt 5 - 7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ, chảy nước mắt, 3 - 5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại. 

BS. Võ Chinh Nga, Bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết, nhìn không gây lây đau mắt Khả năng lây bệnh khá dễ dàng do virút có thể sống trên các mặt phẳng, ngoài môi trường tới 2 ngày. Kháng cồn kháng ether mạnh. Nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo có độ nhớt thấp được khuyến cáo rộng rãi cho việc điều trị và phòng chống đau mắt đỏ Các loại thuốc nhỏ mắt dùng cho tới khi mắt trở lại bình thường, khoảng 7 - 10 ngày dùng thuốc kéo dài làm tăng nguy cơ nhờn thuốc của vi khuẩn lãng phí tiền bạc, gây nhiễm độc thuốc trên mắt hoặc khô mắt. Trong trường hợp có biến chứng, bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ kê các thuốc đặc hiệu cho bệnh nhân: chống viêm dinh dưỡng giác mạc thuốc kháng virút…

Vệ sinh mắt trước khi nhỏ thuốc

Để nhanh khỏi bệnh, người bị đau mắt đỏ cần phải rửa và vệ sinh mắt thật sạch trước khi nhỏ mắt, nhằm đẩy virút ra ngoài. Bên cạnh dùng thuốc, vệ sinh mắt sạch sẽ vấn đề ăn uống cũng phần nào ảnh hưởng đến bệnh. Khi bị đau mắt đỏ, nếu ăn các loại thực phẩm như: hành, hẹ tỏi ớt… sẽ dễ gây nên cảm giác nóng, rát cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn. Bên cạnh đó, trong thời gian bị bệnh, các loại thức ăn tanh: cá, mực, tôm, cua cũng nên kiêng vì có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin C thông qua ăn uống các loại nước hoa quả như cam chanh… sẽ góp phần nhanh lành bệnh.

Để tránh lây lan bệnh có thể rửa sạch mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%). Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng sát trùng vật dụng chung hay sử dụng như các tay nắm cửa, nút bấm thang máy... Trong gia đình thì cần cách ly tối đa người bệnh với người xung quanh: đeo khẩu trang cho người bệnh hoặc tránh nói chuyện với bệnh nhân ở cự ly dưới 1m, không dùng chung đồ vật với bệnh nhân, tránh bắt tay ôm hôn. Đối với trẻ mắc bệnh, khi phát hiện bệnh đau mắt đỏ cần cho trẻ nghỉ học 5 - 7 ngày.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, dùng thuốc nói chung hay các thuốc có cortizol nói riêng là phải rất thận trọng. Khi dùng phải có ý kiến của bác sĩ. Dừng thuốc khi đã đạt mục đích điều trị. Khi dừng thuốc cần giảm liều dần dần, có theo dõi và khám lại theo hẹn. Bệnh nhân khi bịbệnh đau mắt đỏ nên đến cơ sở điều trị chuyên khoa để được khám, tư vấn điều trị, không tự ý dùng thuốc.

Đau mắt đỏ là bệnh lành tính và khỏi bệnh sau 7 - 10 ngày. Nhiều người nôn nóng, sốt ruột thường muốn khỏi bệnh nhanh, họ tự mua thuốc về nhỏ, tự xông lá, làm theo lời mách bảo. Dẫn đến, có nhiều trường hợp đã bị bỏng mắt do xông lá hay tinh dầu Mỗi năm, đã có hàng chục ca bị loét giác mạc do nhỏ cortizol tùy tiện. Lá thuốc có tinh dầu như trầu không làm tăng nặng triệu chứng, nặng hơn có thể gây bỏng mắt. Một số trường hợp, chỉ sau nhỏ 2 lọ clodexa cũng đã làm phát sinh bệnh glôcôm, có thể gây mù lòa điều trị rất phức tạp và tốn kém.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật