Bệnh nhân đang điều trị lao phổi cần lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý

Khoảng 60 -75% bệnh xuất hiện từ từ, tiến triển kéo dài, thường có nhiều triệu chứng phối hợp và tăng dần.

Lao phổi là thể lao gặp phổ biến nhất ở người lớn, chiếm 80% tổng số bệnh lao và bao gồm tất cả các thể lao phổi ngoại trừ lao sơ nhiễm và lao phổi cấp tính. Đây là nguồn lây truyền phổ biến làm cho bệnh lao phổi tồn tại và phát triển.

Người khoẻ mạnh bị truyền vi khuẩn lao phổi qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với bệnh nhân lao phổi đặc biệt là lao phổi có vi khuẩn  lao trong đàm bằng phương pháp nhuộm soi trực tiếp.

BS. Nguyễn Văn An - Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, cho biết:

lao phổi là bệnh do vi khuẩn lao gây nên, có tổn thương trực tiếp tại nhu mô phổi. Lao màng phổi là một thể lao ngoài phổi rất thường gặp, thường xảy ra thứ phát sau lao phổi.

Trong bệnh lao màng phổi vi khuẩn lao làm tổn thương màng phổi, kích thích màng phổi tăng tiết dịch, làm cho màng phổi (gồm lá thành và lá tạng) phản ứng và dầy dính ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của người bệnh.

Cả bệnh lao phổi và lao màng phổi đều phải điều trị bằng các thuốc chống lao theo các phác đồ phù hợp với từng thể bệnh. Số lượng các thuốc chống lao khá nhiều, từ 3 – 5 loại thuốc tùy từng phác đồ vì vậy trong giai đoạn đầu khi mới dùng thuốc người bệnh thường mệt mỏi hơn hoặc thậm chí có thể có dị ứng với thuốc chống lao.

Do đó những bệnh nhân lao cần phải có chế độ ăn uống tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới có đủ sức khỏe để chống lại được với vi khuẩn lao

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật