Vi khuẩn lao là gì? Đặc điểm và các lây truyền bệnh của vi khuẩn lao

Vi khuẩn lao là gì ?

Nguyên nhân chính gây bệnh lao ở người chủ yếu là loài vi khuẩn M Tuberculosis (gọi tắt BK-Koch bacillus) được Rober Koch phân lập năm 1882 bệnh lao thường gặp ở phổi song nó cũng có thể gây bệnh trên các cơ quan khác tạo thành lao hệ bạch huyết lao não lao hệ tuần hoàn lao hệ niệu dục lao xương khớp...

Nguyên nhân gây bệnh lao là vi khuẩn lao

Nguyên nhân gây bệnh lao là vi khuẩn lao

Một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn lao

- Vi khuẩn lao có khả năng tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài.

Ở điều kiện tự nhiên, vi khuẩn lao có thể tồn tại trong không khí 3 - 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể bảo quản vi khuẩn trong nhiều năm. Trong đờm của bệnh nhân lao ở phòng tối, ẩm sau 3 tháng vi khuẩn vẫn tồn tại và giữ được độc lực.

- Vi khuẩn lao là loại vi khuẩn ái khí hoàn toàn.

Khi phát triển vi khuẩn cần đủ oxy, vì vậy giải thích tại sao lao phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất và số lượng vi khuẩn nhiều nhất trong các hang lao có phế quản thông.

- Vi khuẩn lao sinh sản chậm

Trong điều kiện bình thường, trung bình cứ 20 - 24 giờ/1lần khuẩn lao nhân đôi tế bào

Lao lây bệnh như thế nào?

Khi bệnh nhân ho hắt hơi nhổ nước bọt nhổ đờm những hạt nước này mang theo vi khuẩn lao trong quá trình giao tiếp nếu chúng ta hít phải sẽ đưa vi khuẩn lao vào cơ thể. Nếu sức khỏe tốt, hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường vi khuẩn lao sẽ không có cơ hội phát bệnh, nếu hệ thống miễn dịch kém thì vi khuẩn lao sẽ phát triển và phá hủy bộ phận kí sinh.

Vi khuẩn lao lây qua đường nào? 

Trực khuẩn lao đi vào phế nang, xâm nhiễm vào đại thực bào phế nang, vi khuẩn này được đưa đến hạch lympho phá hủy hệ thống miễn dịch rồi theo máu đến các mô và cơ quan xa nơi mà nó có thể phát triển mạnh mẽ nhất.

Khi bị ho lao không nên tiếp xúc với người khác để hạn chế bệnh bị lây lan

Khi bị ho lao không nên tiếp xúc với người khác để hạn chế bệnh bị lây lan

Thông thường ở hệ miễn dịch sẽ có những u hạt là môi trường tại chỗ cho các tế bào của hệ miễn dịch trao đổi thông tin, có tác dụng ngăn cản lan tỏa của khuẩn lao. Trong u hạt có chất tiết khiến chúng kháng khuẩn đồng thời các chất trong hạch lympho giết trực tiếp các tết bào bị nhiễm. Khi u hạt không loại trừ được hoàn toàn, khuẩn lao sẽ tạo ra dạng nhiễm khuẩn lao tiềm tàng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật