Bệnh tim có di truyền không? Câu hỏi được rất nhiều người quan tâm

Bệnh tim có di truyền không?

Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao giữa hai người cùng hút thuốc lá, một người thì mắc bệnh tim mạch, một người lại không mắc? Hoặc làm thế nào mà một người có chế độ ăn giàu chất béo có thể sống đến 90 tuổi, trong khi một người ăn chay lại có thể bị đau tim ở tuổi 40? Vậy bệnh tim có di truyền không?

Câu trả lời có thể nằm ở trong gen của bạn. Theo kết quả của một

nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy những người có bố mẹ mắc bệnh tim sẽ tăng 40 - 60% nguy cơ mắc bệnh so với những người khác.

Yếu tố di truyền và bệnh tim

Tất cả chúng ta đều có thể tồn tại những gen bất thường ở trong cơ thể được gọi là đột biến. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, nếu bạn mang gen đột biến thì chắc chắn bạn sẽ mắc bệnh. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng, bởi tùy thuộc vào mỗi cá thể mà gen có thể sẽ biểu hiện hoặc không biểu hiện thành bệnh ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, nếu bạn mang gen đột biến thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.

Yếu tố di truyền luôn hiện hữu trong bệnh tim

"Có" Là câu trả lời cho câu hỏi: "Bệnh tim có di truyền không?"

Bệnh tim có liên quan đến đột biến gen đã được biết đến đó là bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại hay hội chứng Brugada (một dạng rối loạn nhịp tim có thể gây đột tử). Các phát hiện gần đây cho thấy, bệnh tăng cholesterol xấu (LDL-c) trong máu, hẹp van động mạch chủ hay một số bệnh tim mạch khác như mạch vành, cao huyết áp… cũng có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa rằng, nếu ông bà hay bố mẹ bạn mắc những bệnh lý này, thì bạn sẽ có khả năng được kế thừa gen bệnh từ phía gia đình và có nguy cơ mắc bệnh  tim cao hơn những người khác.

Một số đột biến di truyền thậm chí có thể hình thành bệnh ngay từ lúc ở trong bào thai. Và chính yếu tố này cũng là một lý do khiến bạn phát triển bệnh tim sớm hơn so với độ tuổi nguy cơ thông thường (từ 55 tuổi trở lên).

Làm thế nào để phòng bệnh tim di truyền?

Mặc dù không thể đoán trước được những gen đột biến sẽ phát triển thành bệnh với mức độ như thế nào, nhưng rõ ràng một điều là lối sống sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến nguy cơ mắc bệnh. Nhất là khi bệnh tim có di truyền không phân biệt độ tuổi giới tính

Thói quen và lối sống ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh tim di truyền

Thói quen và lối sống ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh tim di truyền

Cùng là hai người mang những gen đột biến như nhau nhưng tại sao có người lại mắc bệnh và người kia lại không mắc? Hay tại sao người này thì mắc bệnh nhẹ nhưng người kia lại mắc bệnh trầm trọng hơn rất nhiều? Câu trả lời lúc này lại sẽ nằm ở lối sống của bạn.

Giải pháp phòng ngừa sớm cho đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tim và giúp tăng cường sức khỏe trái tim

Các chuyên gia khuyến cáo, với những người trong gia đình có mắc bệnh tim nên duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh, bằng cách ăn những thực phẩm có lợi cho tim, hạn chế cholesterol giảm muối, đường; tăng cường luyện tập thể dục ít nhất 30p mỗi ngày; tránh căng thẳng stress; hạn chế rượu bia và không hút thuốc lá…

Bên cạnh đó, bạn hãy luôn giữ một thái độ sống lạc quan và vui vẻ, bởi đây cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phòng và chữa bệnh tim. Thực tế cho thấy, những bệnh nhân nào ít lo âu suy nghĩ, luôn giữ được tâm trạng thoải mái và thư giãn thì giảm được tới 65% nguy cơ đau timtử vong so với những người luôn sợ hãi. Bệnh tim có di truyền không trừ một ai, do đó, việc tự bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình là điều ai cũng nên làm, tránh gây ảnh hưởng đến con chau đời sau.

Càng giảm thiểu nhiều yếu tố nguy cơ thì bạn càng có triển vọng sống lâu sống khỏe. Điều này nên được áp dụng bất kể bạn có thừa kế di truyền mắc các bệnh tim mạch hay không.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật