Chai chân là sao? Nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả

Chai chân tay là sao?

Chai là một vùng da bị hóa sừng, do nhiều tế bào chết tạo nên. Khi bàn chân bàn tay phải cọ xát nhiều và thường xuyên vào một vật, những cái chai sẽ xuất hiện ở điểm tiếp xúc. Ở bàn tay, thủ phạm của chai thường là bút viết, tay lái xe máy.

Ở bàn chân, thường là giày, hoặc chính là xương các ngón chân ép sát vào nhau khi đi giày. Trong trường hợp này chai nằm ở giữa hai ngón chân.

Nguyên nhân gây chai tay

Đôi khi chai còn có nhân ở giữa. Đây là hậu quả của một lần nhiễm trùng Nhân của chai có chứa huyết thanh và gây đau đớn, đôi khi tới mức không chịu đựng nổi. Những cái chai có nhân có thể bị nhiễm trùng, nhất là ở những người bị bệnh tiểu đường

gan bàn chân, chai có thể bị nhầm với mụn cơm Nếu là mụn cơm, sau khi bóc lớp sừng ra sẽ thấy xuất hiện những đốm đen nhỏ.

Chai chân là vùng da bị hóa sừng

Chai chân là vùng da bị hóa sừng

Đề phòng chai tay

- Tránh đi những đôi giày quá chật.

- Tránh những điểm tì quá mạnh (ví dụ như khi đi giày có gót cao, và mũi nhỏ ).

- Không cố xỏ chân vào những đôi giày khiến bạn cảm thấy không thoải mái, cho dù chúng trông thật đẹp.

- Nếu ngón chân có tật, tốt hơn hết là đóng riêng một đôi giày cho phù hợp.

Tự chữa chai chân

Chai chân

Nếu bàn chân đã có chai chứa nhân, thay vì đi giày, nên xỏ chân vào dép, xăng đan...

Trong trường hợp vẫn cứ phải đi giày, có thể dùng dây thun rộng khoảng2, 3 cm quấn 3, 4 vòng xung quanh bàn chân, phía trên và phía dưới vị trí của chai. Như vậy ta đã tạo một khoảng cách giữa chai và lót giày. Chai sẽ không chịu lực tì nữa.

Nếu chai nằm ở gan bàn chân hay các ngón chân, nên bào lớp da hóa sừng bằng đá bọt hoặc một cái dũa chuyên dụng sau khi đã bôi vào đó một dung dịch chuyên tẩy da chết

Nên bôi hỗn hợp trên vào buổi tối (những người mẫn cảm với thuốc nên thoa vào lớp da xung quanh một chút sơn móng tay không màu a-xê-tôn để bảo vệ da). Còn việc bào lớp da sừng nên được thực hiện vào sáng ngày hôm sau.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật