Chính thói quen này đang PHÁ NÁT XƯƠNG KHỚP ở bàn tay, rất nhiều người tự đưa mình vào chỗ chết mà vẫn tưởng hay

Mỗi lần thấy em bẻ khục tay, mẹ em lại chìa tay ra cho xem rồi mắng: "Đây này, thấy thế này mà chưa sợ à? Bỏ ngay cái thói quen ấy đi!"

Chẳng là bàn tay của bà, các đốt nó to bè ra vì trẻ bẻ khục tay nhiều, nên trông thô với xấu lắm. Đã vậy, cứ mỗi khi gió mùa về, tay mẹ em lại đau, nhức hết các khớp đốt ngón tay, nhiều lúc đau, khó chịu không ngủ được, nửa đêm lại phải mò dậy, lọ mọ bôi dầu, xoa nóng hết bàn tay cho dễ chịu mới lại vào nằm tiếp được.

Em tim hiểu rồi, đúng là cái thói quen bẻ khục tay, tưởng là để đỡ mỏi, mà lại nhiều tác hại không ngờ. Để em chia sẻ cho mọi người thông tin hữu ích này nhé:

Bẻ khớp ngón tay thì thoải mái tức thì nhưng hại mãi về sau

Bẻ khớp ngón tay thì thoải mái tức thì nhưng hại mãi về sau

1. Bẻ khục tay có thể gây viêm khớp

Mỗi khớp xương được cấu tạo bởi 2 mặt khớp, bao phủ bởi bao khớp và hệ thống dây chằng có chức năng bó và giữ vững các khớp. Khi bẻ đốt ngón tay, không giống như các co giãn linh hoạt thông thường, các khớp bị co giãn đột ngột nên phát ra tiếng kêu. Nếu quá ngưỡng giãn, bao khớp phải chịu một tác động rất lớn khiến dây chằng dễ bị giãn và rách.

2. Gây hao mòn sụn mặt khớp

Nếu bẻ đốt tay trong thời gian dài, sự cọ xát và áp lực lên mặt khớp cao hơn khiến hao mòn mặt khớp, nghiêm trọng hơn là nguy cơ thoái hóa khớpviêm mặt sụn khớp Mỗi lần bẻ nắn khớp là một lần gây vi chấn thương đến khớp và kéo theo tế bào sụn sẽ bị vi chấn thương. Nếu các vi chấn thương trên cùng một ổ khớp tích tụ nhiều, lâu dầu sẽ hao hụt chất sụn.

3. Về già đau nhức khó chịu

Tổn thương tay do thói quen bẻ khớp tay là điều khó tránh khỏi. Duy trì thói quen bẻ khớp ngón tay lâu, về già dễ bị đau nhức các khớp.

Trong sụn khớp có 2% là tế bào sụn và không có khả năng hồi phục khi bị thương. Nắn, bẻ khớp sẽ làm sụn bào mòn, thương tổn dẫn đến thoái hóa.

Bẻ khớp gây hại cho chính bạn khi về già

Bẻ khớp gây hại cho chính bạn khi về già

Một khi sụn bị bào mòn thì không có khả năng hồi phục gai xương sẽ mọc ra, tác động đến mô xung quanh khớp gây ra hiện tượng sưng và đau ngón tay. Nếu tuổi càng lớn, gân, sụn, dây chằng kém linh động và dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm tốc độ thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn, gây đau nhức, khó chịu.

4. Ngón tay to bè làm bàn tay thô kệch, xấu xí

Khi các khớp bị bẻ thường xuyên sẽ khiến chúng bị bè ra và to hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của đôi bàn tay, có thể khiến bàn tay trở nên thô, xấu. Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn là nguy cơ các khớp xương bị phì đại khi các mô xung quanh khớp ngày càng sưng. Hậu quả là bạn mất dần cảm giác chắc chắn khi cầm nắm các vật và có thể gây nguy hiểm khi lái xe, vận hành giao thông...

Bởi vậy, mỗi khi mỏi, chỉ cần cử động khớp qua lại nhẹ nhàng đến góc độ tối đa của khớp mà vẫn chưa gây đau chưa tạo ra tiếng lạo xạo là được. Động tác đơn giản này sẽ góp phần tăng lưu lượng máu đến mô, tạo sự dễ chịu mà vẫn tránh được hiện tượng dính khớp, tránh được vi chấn thương. Không nên vặn, bẻ khớp mạnh, tuy dễ chịu tạm thời, nhưng hậu quả thì sẽ nặng nề đó ạ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật