Chữa hạ đường huyết và cách dự phòng hạ đường huyết?

Khi đường trong máu thấp dưới mức 3,8mmol/l thì gọi là hạ đường huyết Tuy nhiên, các dấu hiệu của hạ đường huyết không giống nhau ở mỗi bệnh nhân và cách chữa hạ đường huyết ở mỗi thể cũng khác.

Dấu hiệu

Các dấu hiệu của hạ đường huyết không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Nhưng thường xuất hiện vào lúc sắp đến bữa ăn và có một hay nhiều dấu hiệu hạ đường huyết sau:

Chữa hạ đường huyết khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh

Chữa hạ đường huyết khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh

Mệt đột ngột không giải thích được; đau đầu chóng mặt lả đi; cảm giác đói cồn cào; vã mồ hôi; tê buồn chân tay; chân có cảm giác nặng; lo lắng bứt rứt; run tay; hồi hộp tim đập nhanh; có khi buồn nôn và nôn. Khi có một trong các triệu chứng trên ở một bệnh nhân đang điều trị tiểu đường thì phải nghĩ ngay đến cơn hạ đường huyết.

Chữa hạ đường huyết

- Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết như đã mô tả ở trên, người bệnh cần ngừng ngay các thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin Hạ đường huyết nhẹ thì dùng ngay bánh, hoa quả sữa hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà.

- Nếu không đỡ hơn nhưng bệnh nhân vẫn tỉnh: Chữa hạ đường huyết Cần uống tối thiểu 15g đường (3 miếng đường hoặc 3 thìa cà phê đường pha trong 100ml nước) hoặc 100-150ml nước ngọt (cocacola, nước hoa quả), 100g đường/lít nước.

Đối với trường hợp hạ đường huyết nặng: tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 20 – 30% (40 – 60ml), có thể nhắc lại nếu bệnh nhân chưa tỉnh. Khi tiêm cần tiêm rất chậm, liều sử dụng không quá 60ml, sau đó thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch ngọt 10-15%. Tiêm glucose tĩnh mạch đồng thời cũng là test chẩn đoán có giá trị lớn, các dấu hiệu hôn mê sẽ mất ngay tức thì. Cũng có thể tiêm glucagon (tiêm bắp hay tĩnh mạch cũng có tác dụng tương tự). Nếu chữa hạ đường huyết sớm, bệnh nhân có thể tự khỏi không để lại di chứng gì.

- Nếu không đỡ, ngay lập tức phải đến các cơ sở y tế để điều trị.

Dự phòng hạ đường huyết

- Cần dự phòng lượng glucoza bột ở nhà để có sử dụng ngay bằng đường uống nếu thấy bệnh nhân có dấu hiệu bị hạ đường huyết.

Bạn cũng có thể dự phòng chuẩn bị đường trong nhà

Bạn cũng có thể dự phòng chuẩn bị đường trong nhà



- Mỗi bệnh nhân cũng như người sống cùng trong nhà cần nắm vững được các dấu hiệu hạ đường huyết để tự phát hiện sớm. Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết phải thử máu ngay, nếu có điều kiện (sử dụng các máy thử đường huyết, hoặc báo ngay cho các nhân viên y tế để kiểm tra đường huyết).

- Thường xuyên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nội tiết đái tháo đường để kiểm tra đường huyết, tuân thủ các chỉ định của thầy thuốc

- Không tự ý chữa hạ đường huyết phối hợp các thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

- Phải coi trọng vai trò của 3 yếu tố: ăn uống luyện tập hợp lý và thuốc men như nhau trong quá trình điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật