Khoảng 10% dân số Việt Nam mang gen bệnh thiếu máu, tan máu bẩm sinh

Đó là thông tin được đề cập tại Hội nghị khoa học về bệnh tan máu bẩm sinh toàn quốc lần thứ nhất do Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương và Hội Tan máu bẩm sinh phối hợp tổ chức tại Hà Nội.

Tại nước ta, mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra mang gen bệnh thiếu máu tan máu bẩm sinh và khoảng 200.000 người mắc bệnh thể nặng cần được điều trị thường xuyên. Bệnh có ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước nhưng nhiều nhất là vùng đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc Stiêng chiếm 64% số người mang gen bệnh của cả nước, tiếp đến dân tộc Êđê, Mường, Khmer với tỷ lệ từ hơn 20% đến 45%.

Bệnh thiếu máu tan máu bẩm sinh do đột biến di truyền gây ra. Những người có gene bệnh không nên kết hôn với nhau để tránh sinh ra những đứa trẻ mắc bệnh và tránh tình trạng một gia đình mang nhiều gen bệnh.

Y học hiện nay hoàn toàn có thể dự phòng được bệnh tan máu bẩm sinh Trước hết phải xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, nhất là với những người mà trong gia đình, dòng họ từng có người mắc bệnh này. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số hê-mô- lô-in trong máu giảm và thể tích trung bình hồng cầu nhỏ là có nguy cơ mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Khi bệnh nặng thường có các biểu hiện thiếu máu vàng da mệt mỏi chậm lớn, mũi tẹt, trán nhô và các biểu hiện rối loạn của xương sườn. Phương pháp điều trị hiện nay là truyền máu và thải sắt.

Giáo sư Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện huyết học Truyền máu Trung ương cho biết: “Bệnh này có thể phòng được hoàn toàn. Nếu phòng được thì đỡ tốn kém hơn nhiều. Kinh phí dự phòng bệnh này ở Thái Lan bằng chi phí điều trị cho 20 người. Nếu để điều trị cho người bị bệnh ở nước ta mỗi năm ước tính 2.000 tỷ đồng, điều trị cho họ sống đến 30 tuổi, ở nước phát triển bệnh nhân có thể sống tới 70 tuổi”.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật