Một số biểu hiện và ảnh hưởng về sức khỏe mà bạch tạng gây nên

Những người bị bệnh bạch tạng có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến ung thư da và rối loạn thị giác.

Bệnh bạch tạng là gì?

Bạch tạng là căn bệnh di truyền với biểu hiện cơ thể thiếu hoàn toàn hoặc thiếu hụt số lượng melanin nhất định trong da tóc và mống mắt. Đây là hậu quả của một dạng đột biến gen lặn. Bệnh bạch tạng hiếm khi chỉ thể hiện ở da, nhưng có thể chỉ biểu hiện ở mắt một cách đơn thuần.

 

Bệnh bạch tạng xuất hiện ở hầu hết các chủng tộc trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo thống kê, tỷ lệ người bạch tạng ở châu Phi cao gấp hơn 10 lần so với các khu vực khác như châu Âu, châu Á… Ở Tanzania, cứ 1.400 người thì có 1 người mắc căn bệnh này. Trong khi đó, tỷ lệ bệnh bạch tạng ở các nước châu Âu chỉ là 1/20.000.

Các nhà khoa học cho rằng, tình trạng hôn nhân cận huyết có thể là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ bệnh bạch tạng cao bất thường ở các vùng xa xôi hẻo lánh, các nước nghèo, kém phát triển.

Biểu hiện của bệnh bạch tạng

Bệnh bạch tạng thường có 2 dạng: bạch tạng một phần (bạch tạng chỉ có ở một hay vài vùng nhỏ trên cơ thể) và bạch tạng toàn phần (da trắng trên khắp cơ thể).

Ở những người bị bạch tạng một phần, cơ thể vẫn sản xuất được melamin nhưng bị thiếu hụt so với nhu cầu. Do sản xuất được melamin nên những người này vẫn có màu da nâu và mắt nâu nhạt. Do vậy, bằng mắt thường rất khó nhận biết người bị bạch tạng một phần.

Trong khi đó, với những người bị bạch tạng toàn phần, cơ thể hoàn toàn không thể sản xuất ra melamin. Vì vậy, họ thường có da màu hồng, tóc trắng và mắt màu hồng lẫn xanh dương.

Tuy nhiên, nhìn chung, hầu hết người bị bạch tạng có màu mắt và màu tóc nhạt hơn so với những người cùng huyết thống. Ngoài ra, có những trường hợp bị bạch tạng ở mắt, họ có vẻ ngoài bình thường nhưng lại bị những tổn thương thị giác

Những ảnh hưởng về sức khỏe

Bạch tạng không phải là căn bệnh nguy hiểm gây chết người. Dẫu vậy, những người bị bệnh bạch tạng lại phải chịu những rủi ro cao liên quan đến ung thư da và rối loạn thị giác.

Người bị bệnh bạch tạng, do thiếu hụt melanin nên làn da luôn luôn phải chịu sự tàn phá khủng khiếp từ các tác nhân bên ngoài. Da của họ rất dễ bị bỏng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Không những thế, họ còn phải đối mặt với các bệnh về da (như ung thư da), đặc biệt khi sống ở vùng nhiệt đới

Ngoài ra, do không được bảo vệ vì thiếu sắc tố melamin, mắt người bạch tạng rất nhạy cảm với ánh sáng. Họ sẽ còn gặp rắc rối nghiêm trọng với thị lực và rất dễ bị mù lòa Melamin cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thần kinh thị giác.

Ở những người bị bạch tạng, phần lớn các dây thần kinh thị giác chuyển tín hiệu lẫn lộn giữa các bán cầu. Do đó, làm mất đi mối tương đồng sinh lý giữa các phần trên võng mạc mắt, hình ảnh không được bán cầu não tương ứng xử lý. Điều này giải thích tại sao những người bị bạch tạng còn có nguy cơ mắc chứng rối loạn thị giác không gian.

Hiện nay, chưa có thuốc chữa bệnh bạch tạng. Người bị bệnh chỉ có thể tự bảo vệ sức khỏe mình bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bôi kem chống nắng khi ra ngoài, sử dụng các loại kem che khuyết điểm thuốc bôi cho da có màu sậm hơn. Ngoài ra, một số phương pháp như dùng tia UV hay giải phẫu cũng được sử dụng để chữa bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, các phương pháp này đều có các tác dụng phụ gây hại.

Tổn thương tinh thần

 

Khiếm khuyết của tạo hóa đã khiến những người mắc bệnh bạch tạng phải chịu nhiều rủi ro về sức khỏe Thế nhưng, có lẽ tổn thương tinh thần mới là thứ khiến họ đau đớn nhất. Người bị bạch tạng, với những mảng da trắng trên tay chân, trên thân thể thường trở thành tâm điểm bàn tán, soi mói của mọi người. Hiện nay, ở một số nơi vẫn tồn tại hiện tượng kì thị những người bị bệnh bạch tạng. Họ bị coi là ‘quỷ dữ’, mang lại điều xui xẻo cho cộng đồng.

Khủng khiếp hơn, với người bạch tạng ở châu Phi, ngay từ giây phút được sinh ra trên đời, số phận đã buộc họ đã phải sống cuộc sống của 'loài động vật bị săn lùng'. Ở các nước châu Phi, người ta tin rằng các bộ phận của người bạch tạng có những quyền năng kỳ diệu và mang lại may mắn. Do vậy, những người bạch tạng ở châu Phi bị săn lùng, truy đuổi và bị sát hại hết sức dã man. Họ bị chặt tay, chặt chân, bị cướp các bộ phận trên cơ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật