Mức độ suy hô hấp biểu hiện như thế nào ở người lớn và trẻ em?

Những năm gần đây trường hợp mắc triệu chứng suy hô hấp ngày càng tăng cao đặc biệt là suy hô hấp mãn tính. Mức độ suy hô hấp được phân làm nhiều loại khác nhau như theo nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh hay như triệu chứng lâm sàng.

Mức độ suy hô hấp

Suy hô hấp độ 1: dĩ nhiên đây là tình trạng bệnh nhẹ nhàng nhất, đơn giản nhất và sẽ dễ điều trị nhất. Đây là giai đoạn đầu, giai đoạn mới chớm phát của bệnh suy hô hấp. Triệu chứng của bệnh cũng khá dễ nhận biết, bệnh nhân sẽ thỉnh thoảng rơi vào tình trạng khó thở, khó thở khi gắng sức. Khi thấy có triệu chứng này bạn nên đến bệnh viên kiểm tra ngay để có thể phát hiện kịp thời.

 

Suy hô hấp độ 2: giai đoạn bệnh này đã tiến triển thêm 1 bậc so với độ 1 mà chúng ta vừa tìm hiểu. Việc chữa trị bệnh suy hô hấp độ 2 dĩ nhiên sẽ khó hơn so với độ 1. Lúc này bệnh nhân sẽ phải chịu đựng các triệu chứng như khó thở thường xuyên hơn, hiện tượng khó thở kéo dài, nhiều khi tím tái ở môi và đầu ngón tay do thiếu oxy

Mức độ suy hô hấp ở giai đoạn 2 này thường làm cho đầu ngón tay bị tím hoặc tái

Mức độ suy hô hấp ở giai đoạn 2 này thường làm cho đầu ngón tay bị tím hoặc tái 

- Suy hô hấp độ 3: đây là giai đoạn cuối, giai đoạn nghiêm trọng của bệnh. Các dấu hiệu vẫn là khó thở và triệu chứng này thường xuyên hơn, kéo dài hơn. Người bệnh dễ bị rối loạn nhịp thở và sẽ tử vong nếu không chữa trị kịp thời.

Suy hô hấp ở trẻ em

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhi mà người ta cũng phân chia ra thành ba loại suy hô hấp chính là suy hô hấp cấp độ I, suy hô hấp cấp độ II và suy hô hấp cấp độ III.

Loại thứ nhất là suy hô hấp cấp độ I. Loại này được xác đinh là loại nhẹ nhất, thường là giai đoạn đầu của bệnh suy hô hấp. Biểu hiện của trẻ lúc này là khó thở. Đây là giai đoạn bệnh nhẹ nhất và dễ điều trị hơn giai đoạn II và giai đoạn III. Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu này, cha mẹ cần nắm được và có những biện pháp điều trị kịp thời.

Loại thứ hai là suy hô hấp cấp độ II. Trường hợp này cũng có thể coi là giai đoạn II của bệnh suy hô hấp ở trẻ. Biểu hiện lâm sàng của trẻ lúc này là khó thở thường xuyên hơn. Da trẻ có màu tím hoặc tái nhợt. Mức độ suy hô hấp ở giai đoạn này trẻ thường có các dấu hiệu tím tái toàn thân hoặc tím quanh môi và tứ chi, dễ theo dõi nhất là ở vùng da đầu ngón tay, đầu ngón chân.

Suy hô hấp cấp độ 3 ở trẻ sơ sinh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời

Suy hô hấp cấp độ III ở trẻ sơ sinh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Loại thứ ba là suy hô hấp cấp độ III. Loại này đặc biệt nguy hiểm do dấu hiệu lâm sàng của bệnh đã tương đối nặng. Trẻ thường có các dấu hiệu khó thở thường xuyên. Trẻ khó thở, co kéo lồng ngực và các cơ liên sườn, lõm xương ức Di động của ngực và bụng không nhịp nhàng theo nhịp thở, trẻ thở gấp gáp. Cánh mũi phập phồng, có tiếng rên rít, nhất là khi thở ra.

 

Suy hô hấp ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong Trong thực tế, có những mức độ suy hô hấp không thể điều trị khỏi bằng các biện pháp nội khoa mà phải giải quyết bằng phẫu thuật hoặc bằng các thủ thuật cấp cứu, chẳng hạn như tắc thực quản - rò khí thực quản thoát vị cơ hoành tràn khí màng phổi

Để phòng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh ngoài việc phát hiện sớm các bệnh lý thì yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng cũng rất quan trọng. Không được để trẻ bị lạnh, hạn chế cho trẻ nhỏ ra ngoài, nhất là vào mùa đông. Đảm bảo cho trẻ bú mẹ tốt, cho trẻ bú theo nhu cầu nhưng nếu trẻ ngủ lâu quá 3 giờ không dậy thì phải đánh thức trẻ dậy cho bú, tránh trường hợp để trẻ ngủ li bì. Như vậy trẻ sẽ bị đói, bị hạ đường huyết hạ thân nhiệt và có thể dẫn đến suy hô hấp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật