Nguy hại khi bị chảy máu bất thường bạn nên đề phòng

Xuất huyết giảm tiểu cầu là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em và người cao tuổi.

Trước câu hỏi về triệu chứng chảy máu bất thường trên cơ thể có phải mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu không, BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

'Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh lí khá nguy hiểm, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là từ 2-8 tuổi và người trưởng thành trên 60 tuổi, tần suất xuất hiện ở nữ giới cao gấp đôi nam giới.

Bệnh thường khởi phát từ từ, kín đáo với sự xuất hiện của các nốt xuất huyết chấm đỏ hoặc bầm tím, hoặc xuất huyết do xây xước nhẹ trên da, không kèm theo sốt thiếu máu sưng hạch hoặc các biểu hiện toàn thân khác.

Các nốt xuất huyết có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường là không có tính chất đối xứng ở hai chi. Các nốt hoặc mảng tụ máu có thể tự nhiên xuất hiện hoặc do va đập nhẹ, thường là ở chân, tay, mặt. Những vết cào xước nhẹ ở cổ, thân mình, chân tay cũng gây ra những dải xuất huyết. Rất ít khi bệnh biểu hiện chảy máu nặng ngay từ đầu.

Các triệu chứng thường gặp:

- Xuất huyết dưới da: chấm, nốt bầm tím tự nhiên

- Xuất huyết do va đập, cào xước

- chảy máu kéo dài: chảy máu mũi chảy máu chân răng chỗ chọc kim, vết thương, nhổ răng…

- Kinh nguyệt ồ ạt ở trẻ gái lớn (rong kinh)

- Trường hợp nặng có thể có chảy máu nội tạng: xuất huyết tiêu hóa đường tiết niệu phổi, não.

Để chẩn đoán chính xác cần phải thăm khám trực tiếp, làm công thức máu để xác định số lượng tiểu cầu và một số xét nghiệm cần thiết để loại trừ các bệnh lí về máu khác. Người bệnh nên đến chuyên khoa huyết học để khám bệnh và điều trị'.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật