Tự ý truyền đạm - Việc làm hết sức nguy hiểm mà nhiều người vẫn làm

Lâu nay, trong nhân dân không ít người có thói quen sử dụng dung dịch đạm truyền tĩnh mạch như một thứ thuốc để chống suy nhược, gầy yếu, người mệt mỏi, trẻ học thi... đều bảo nhau mua trai đạm về và nhờ người truyền tại nhà. Đây là việc làm hết sức nguy hiểm.

Truyền đạm là nuôi ăn qua đường tĩnh mạch để dự phòng và điều trị các trường hợp do thiếu protein trong các trường hợp bị bỏng xuất huyết bệnh nhân sau mổ trẻ sơ sinh hay đẻ non... có thể dùng cho bệnh nhân đái tháo đường phụ nữ có thai hay đang cho con bú.

Truyền đạm tại cơ sở y tế do bác sĩ chỉ định mới an toàn. 

Truyền đạm tại cơ sở y tế do bác sĩ chỉ định mới an toàn. 

Không phải ai cũng truyền đạm, không phải lúc nào cũng truyền được đạm. Thận trọng với người rối loạn chức năng tim suy tim tăng kali máu, tổn thương gan xuất huyết dạ dày Những người ngộ độc rượu thừa nước, toan huyết không được truyền đạm. Những người suy thận cấp suy thận mãn có loại đạm riêng (nephrosteril), người cao tuổi cần truyền chậm, giảm liều.

Đạm có nhiều loại (5 - 10%), nhiều tên, đóng chai khác nhau (250 - 500ml) chai thủy tinh, túi nhựa. Chai đạm có từ 15 - 20 loại acid amin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, lượng nitơ toàn phần từ 6,3 - 10g/lít. Mỗi loại lại có cách dùng khác nhau.

Trước khi truyền phải quan sát chai thuốc nếu có vẩn, biến màu không được dùng. Khi đã mở chai thuốc phải truyền ngay, không được để lâu, không được truyền chai thuốc đang dùng dở, không trộn các loại thuốc khác vào dịch truyền để tránh tương tác thuốc (trừ khi có chỉ định của bác sĩ).

Tùy theo bệnh sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ chỉ định liều truyền khác nhau. Khi thấy buồn nôn nên tiêu chảy thở khò khè cơn hen cấp phải ngừng truyền xin chỉ định của bác sĩ. Do đó cần thận trọng, không tự ý truyền đạm. Đạm chỉ được truyền tại cơ sở y tế do bác sĩ chỉ định mới an toàn vì khi có tai biến dễ xử lý kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật