Nguyên nhân và cách xử lý ngôi thai bất thường, bỏ qua cực phí

Gặp trường hợp ngôi thai bất thường, bà bầu thường được bác sĩ hướng dẫn cách vận động nhằm tác động thai nhi quay về ngôi thuận.

Theo dõi ngôi thai rất quan trọng đối với quá trình sinh nở của thai phụ. Nếu không được theo dõi kỹ, ngôi thai bất thường khiến sản phụ 'vượt cạn' khó khăn, có nguy cơ dẫn đến những tổn thương cho mẹ và thai nhi. Chẩn đoán được ngôi thai thì mới chọn được hướng sinh đúng, có cách can thiệp phù hợp giúp mẹ tròn con vuông.

Các kiểu ngôi thai

Có hai dạng ngôi chính là ngôi dọc và ngôi ngang. Ngôi thai dọc gồm ngôi đầu và ngôi mông. Ngôi đầu còn được gọi là ngôi thuận, biểu hiện bằng việc thai nhi nằm xuôi theo trục dọc của tử cung, đầu thai nhi hướng về phía âm hộ, mông thai nhi hướng về phía ngực mẹ. Đây là dạng ngôi thai thuận lợi cho cuộc sinh thường.

Ngôi mông còn gọi là ngôi ngược thai nhi có tư thế ngược lại với ngôi đầu, gây khó sinh ngôi thai ngang là tình trạng thai nhi nằm vắt ngang qua tử cung với phần lưng hoặc vai quay xuống dưới cổ tử cung Nếu là ngôi ngang thì không thể sinh thường theo ngả âm đạo, bắt buộc phải mổ lấy thai

Chẩn đoán ngôi thai thường vào các tuần cuối thường là tuần 36 tuần trở đi thì mới có giá trị, vì trước đó thai vẫn còn di động và thay đổi phần ngôi. Chẩn đoán dựa vào nắn ngoài vùng bụng và hỗ trợ của siêu âm. Chẩn đoán được ngôi thai thì mới chọn được hướng sinh đúng, có cách can thiệp phù hợp giúp mẹ tròn con vuông.

Nguyên nhân khiến ngôi thai bất thường

Có rất nhiều nguyên nhân khiến ngôi thai bất thường, trong đó thường gặp nguyên nhân từ phía người mẹ. Nếu người mẹ sinh con nhiều lần nên tử cung bị giãn thai nhi khó xoay và cố định đầu vào khung chậu trong. Ngoài ra, nếu mẹ bị u xơ tử cung u buồng trứng hay tử cung dị dạng tử cung có vách ngăn sẽ tạo nên sự chèn ép, khiến thai nhi không xoay trở được. Nếu nước ối quá ít làm thai nhi không xoay trở được hoặc quá nhiều khiến thai nhi không cố định được ngôi. Một số trường hợp nhau bám thấp cũng gây cản trở sự điều chỉnh của thai trong bụng mẹ vào những tháng cuối của thai kỳ

Nếu thai nhi có đầu quá to hoặc dây rốn quá ngắn làm em bé không xoay được hoặc xoay nửa chừng thì không xoay được nữa. Như thế sẽ tạo thành ngôi ngang. Ngược lại, dây rốn quá dài và quấn cổ cũng khiến thai nhi không xoay được.

Phát hiện sớm vô cùng quan trọng

Khám thai định kỳ sẽ xác định được nguyên nhân khiến ngôi thai bất thường. Điều quan trọng là thai phụ cần tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt nguyên nhân nhằm đảm bảo sự phát triển của thai nhi Đối với những trường hợp ngôi thai bất thường, thai phụ thường được bác sĩ hướng dẫn cách vận động với những bài tập nhẹ phù hợp nhằm tác động để thai nhi quay đầu về ngôi thuận. Trước đây, nhiều người cho rằng, luyện tập kiểu chổng mông lên trời hoặc bò để thai quay đầu là không có cơ sở khoa học. Do đó, thai phụ không nên làm theo vì có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật