Những điều bắt buộc phải biết khi dịch đau mắt đỏ bắt đầu hành hoành

Thời điểm giao mùa thường bùng phát nhiều bệnh. Và đau mắt đỏ là một trong số đó.

Bệnh dịch ‘trái mùa’

Bên cạnh bệnh thủy đậu đang khiến người dân miền Bắc điêu đứng thì bệnh đau mắt đỏ bắt đầu ‘lăm le’ tấn công mọi người. Từ đầu năm rất nhiều người bị đau mắt đỏ phải nhập viện.

Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, sử dụng chung những vật dụng cá nhân hay nguồn nước bị nhiễm khuẩn

Bệnh thường gặp vào mùa hè nhưng lại đang xuất hiện tại Hà Nội và lan nhanhh sau Tết Nguyên đán.

Trẻ em chính là đối tượng dễ mắc đau mắt đỏ Người lớn chăm sóc trẻ cũng dễ lây bệnh.

Đau mắt đỏ có thể tái nhiễm chỉ sau vài tháng

Đau mắt đỏ đang có nguy cơ bùng phát tại miền Bắc (ảnh minh họa: Internet)

Đau mắt đỏ đang có nguy cơ bùng phát tại miền Bắc (ảnh minh họa: Internet)

Khi nào đau mắt đỏ trở nên nguy hiểm?

Có thể nói đau mắt đỏ là bệnh lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm khi:

- Tự ý dùng thuốc lạm dụng thuốc Hiện chưa có thuốc diệt vi-rút gây đau mắt đỏ. Chỉ nên dùng kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ để phòng nhiễm trùng cũng chỉ nên dùng một trong các loại kháng sinh sau đây: tobramycine 0.3% (tobrex, toeycine), quinolone (oflovid, okacin, vigamox), neomycine và polymycine B (cebemycine).

- Tin vào kinh nghiệm dân gian như xông mắt bằng lá trầu không lá dâu. Thực tế, các ‘phương thuốc’ này chứa lượng tinh dầu lớn, có thể gây bỏng giác mạc

- Uống các loại lá mát như dấp cá rau má Cần biết rằng, việc chữa đau mắt đỏ sai cách sẽ khiến bệnh nặng thêm

- Dụi tay hoặc gãi: Sẽ khiến mắt bị sưng viêm kết mạc

- Để mắt làm việc quá sức, nhất là khi làm việc với sách vở, máy tính, điện thoại, sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Dấu hiệu không được coi thường

Nhức mắt, giảm thị lực.

Đau mắt kèm hiện tượng sốt nhẹ đau họng lên hạch ở gáy phía dưới hai tai.

Vậy phải làm sao?

Khi rửa mắt. Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt nhiều lần trong ngày, trung bình 10 lần/ngày.

Bà bầu bị đau mắt đỏ. Không được tự ý dùng thuốc Các bác sỹ nhãn khoa có thể kê: Hylene và Toeyecin là thuốc được chỉ định có thể sử dụng cho bà bầu Tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc trong thai kỳ khi thực sự cần thiết và được sự đồng ý của bác sĩ.

Có được nhìn vào mắt người bệnh? Đây là lo sợ không có căn cứ. Bởi bệnh lây qua 3 đường chính: Hơi thở và nước bọt trực tiếp tay - mắt, quan hệ vợ chồng.

Có phải kiêng quan hệ tình dục khi đau mắt đỏ? Làm 'chuyện ấy' qua đường 'truyền thống' hay 'yêu bằng miệng' đều có nguy cơ cao lây bệnh. Chính vì vậy, cần hạn chế hoặc ‘kiêng’ triệt để hành vi quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh.

Không dùng chung đồ. Theo BS. Nguyễn Vũ Cẩm Tú – Viện Pháp y Quốc gia, những vật dụng trong nhà như chăn, ga, gối nếu dính nước rửa mắt từ người bệnh đau mắt đỏ cũng dễ dàng lây cho người khác. Chú ý dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt'.

Đeo kính râm. Đeo kính khi đau mắt nhằm bảo vệ mắt khi ra đường, để chống bụi, chống gió cho đỡ khó chịu, tránh bệnh diễn biến nặng hơn.

Phân biệt đau mắt đỏ với các bệnh khác như viêm nội nhãn (có thể gây mù lòa) và các bệnh lý khác có kèm hội chứng đỏ mắt

Kiêng ăn: Đồ tanh, gia vị cay nóng hút thuốc mỡ động vật…   

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật