Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ai cũng nên tham khảo, phòng khi cần

Tiêu chảy: Tiêu phân lỏng hay tóe nước hay có máu trong phân trên 2 lần trong 24 giờ. Phân lỏng là phân có hình của vật chứa.

Tiêu chảy cấp: tiêu chảy dưới 14 ngày.

Vậy bạn cùng tham khảo phác đồ điều trị tiêu chảy cấp để có hướng điều trị hiệu quả nhất

Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp hướng dẫn bổ sung nước, dinh dưỡng

Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp hướng dẫn bổ sung nước, dinh dưỡng

Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp

Điều trị đặc hiệu

- Điều trị mất nước

+ Điều trị mất nước nặng:

Bắt đầu truyền TM ngay lập tức. Trong khi thiết lập đường truyền cho uống dung dịch Oresol giảm áp lực thẩm thấu (Na+ = 75mEq/L) nếu trẻ uống được.

Dịch truyền được lựa chọn: Dextrose 5% in Lactate ringer hoặc Lactate ringer. Nếu không có 2 loại trên dùng Normal saline.

* Lặp lại lần nữa nếu mạch quay vẫn yếu hoặc không bắt được rõ

Đánh giá lại mỗi 15 - 30 phút đến khi mạch quay mạnh. Nếu tình trạng mất nước không cải thiện cho dịch truyền tốc độ nhanh hơn sau đó đánh giá lại ít nhất mỗi giờ cho đến khi tình trạng mất nước cải thiện.

- Khi truyền đủ lượng dịch truyền đánh giá lại tình trạng mất nước:

+ Nếu vẫn còn các dấu hiệu mất nước nặng: truyền lần thứ 2 với số lượng trong thời gian như trên.

+ Nếu cải thiện nhưng còn dấu hiệu có mất nước: ngừng dịch truyền và cho uống Oresol giảm áp lực thẩm thấu trong 4 giờ (phác đồ B). Nếu trẻ bú mẹ khuyến khích cho bú thường xuyên.

+ Nếu không còn dấu mất nước: điều trị theo phác đồ A và khuyến khích bú mẹ thường xuyên. Theo dõi trẻ ít nhất 6 giờ trước khi cho xuất viện.

• Khi trẻ có thể uống được (thường sau 3-4 giờ đối với trẻ nhỏ, 1-2 giờ đối với trẻ lớn) cho uống Oresol giảm áp lực thẩm thấu (5 ml/kg/giờ).

+ Điều trị có mất nước:

Bù dịch bằng Oresol giảm áp lực thẩm thấu 75 ml/kg uống trong 4 - 6 giờ

Trẻ <dưới  6 tháng không bú sữa mẹ được cho uống thêm 100 - 200 ml nước sạch trong khi bù nước.

Nếu uống Oresol kém < 20 ml/kg/giờ: đặt sonde dạ dày nhỏ giọt.

Nếu có bụng chướng hoặc nôn ói liên tục trên 4 lần trong 2 - 4 giờ hoặc tốc độ thải phân cao (>10 ml/kg/giờ), hoặc > 10 lần, TTM Lactate Ringer 75ml/kg trong 4 giờ.

Điều trị duy trì (phòng ngừa mất nước):

- Cho bệnh nhi uống nhiều nước hơn bình thường: nước chín, nước trái cây (nước dừa), nước cháo muối, dung dịch Oresol giảm áp lực thẩm thấu...

- Tránh không cho bệnh nhi uống nước đường nước ngọt công nghiệp theo khuyến cáo của phác đồ điều trị tiêu chảy cấp

Bổ sung kẽm:

10-14 ngày

- 10mg kẽm nguyên tố/ngày cho trẻ < 6 tháng x 10-14 ngày.

- 20mg kẽm nguyên tố/ngày cho trẻ lớn hơn x 10-14 ngày.

- Điều trị kháng sinh:

- Chỉ những bệnh nhân tiêu chảy phân có máu hoặc nghi ngờ tả mới cho kháng sinh (xem phác đồ điều trị lỵ).

- Soi phân có vi trùng dạng tả liên hệ chuyển Trung Tâm Bệnh Nhiệt Đới.

Điều trị hỗ trợ

- Cân nhắc lợi ích kinh tế và hiểu biết của thân nhân khi dùng thuốc sau trong phác đồ điều trị tiêu chảy cấp

- Probiotics nếu là tiêu chảy N1,N2, dùng trong 3 ngày nếu không cải thiện thì ngừng:

+ Lactobacillus rhamosus GG (bằng chứng IA nhưng chưa có tại Việt Nam). + Saccharomyces boulardii (IIB): 100 mg x 2 l/ngày. Lưu ý gia đình rằng thuốc không thay thế được liệu pháp bù nước.

 Cần có phác đồ điều trị cụ thể giúp bệnh nhanh khỏi

Cần có phác đồ điều trị cụ thể giúp bệnh nhanh khỏi

- Diosmectic: nếu là tiêu chảy N1, N2 1 gói x 4 l/ngày, dùng trong 3 ngày nếu không cải thiện thì ngừng (IIB, RR 1,64; 95% Cl 1,36—1,98; NNT 4, 95% CI 3-5). Lưu ý gia đình rằng thuốc không thay thế được liệu pháp bù nước.

- Trong 4 giờ đầu tiên bù nước không cho trẻ ăn gì ngoài sữa mẹ.

- Trẻ điều trị phác đồ B nên cho ăn sau 4 giờ điều trị.

- Khuyến khích trẻ ăn ít nhất 6 lần/ngày và tiếp tục phác đồ điều trị tiêu chảy cấp như vậy 2 tuần sau khi tiêu chảy đã ngừng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật