Phòng bệnh sốt xuất huyết bằng ba phương pháp căn bản

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết chính là do virus gây bệnh lây truyền qua muỗi vằn. Vì thế, muốn phòng bệnh sốt xuất huyết, điều chúng ta cần làm là tránh bị muỗi đốt, loại bỏ môi trường sống của muỗi.

Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

- Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vacxin phòng bệnh.

- Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Sốt xuất huyết có thể gây tử vong

Sốt xuất huyết có thể gây tử vong

Phòng bệnh sốt xuất huyết bằng 3 phương pháp căn bản

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng

+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, vại...) hàng tuần để loại bỏ nơi sống của muỗi vằn, giúp phòng bệnh sốt xuất huyết

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... đồng thời dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

Cọ rửa lu, vại đựng nước thường xuyên để phòng bệnh sốt xuất huyết

Cọ rửa lu, vại đựng nước thường xuyên để phòng bệnh sốt xuất huyết

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

- Phòng chống muỗi đốt

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

+ Nên dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Luôn ngủ trong màn để tránh bị muỗi đốt

Luôn ngủ trong màn để tránh bị muỗi đốt

- Phun thuốc tiêu diệt muỗi: Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết?

Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:

- Nằm nghỉ ngơi.

- Cho uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt.

- Cho ăn nhẹ: cháo, súp sữa để đảm bảo dinh dưỡng

- Dùng thuốc hạ sốt (uống Paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.

- Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật