Suy giãn tĩnh mạch chân nguyên nhân do đâu, bạn có biết?

Tôi mới đi khám sức khoẻ và được chẩn đoán mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân. Xin bác sĩ tư vấn giúp nguyên nhân và phương pháp điều trị căn bệnh này như thế nào?

Đỗ Văn Minh (Tiền Giang)

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới để mô tả sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch vùng chân. Đây là bệnh lý liên quan nhiều đến chế độ làm việc và ăn uống thường gặp ở những người có cân nặng dư thừa hoặc công việc nghề nghiệp yêu cầu phải đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc ở những người lớn tuổi.

Để làm chậm tiến triển của bệnh, cần loại bỏ những thói quen có hại là đứng ngồi lâu khiêng vác nặng... Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, có thể điều trị làm giảm triệu chứng bằng các thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, phối hợp với mang tất thun (tất tĩnh mạch) tạo áp lực ngăn máu chảy ngược. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng gây đau nhiều và nổi nhiều búi mạch, có thể phải cần đến phương pháp phẫu thuật lấy bỏ bớt một vài tĩnh mạch ở chân.

Đối với người làm công tác văn phòng phải ngồi nhiều nên tránh ngồi liên tục suốt 8 giờ làm việc vì như thế sẽ không tốt cho bệnh suy tĩnh mạch mạn tính, cũng như bệnh mạch vành Nên tranh thủ đi lại giải lao khoảng 30-60 phút/lần. Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót... để máu lưu chuyển tốt hơn. Tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh, vừa đi vừa nghỉ, gác chân cao cũng tốt cho bệnh tĩnh mạch. Nếu có điều kiện, bơi lội là môn thể thao thích hợp nhất cho bệnh lý này.

Về dinh dưỡng nên ăn uống cân đối, vừa đủ theo nhu cầu làm việc tập luyện tránh để bị thừa cân béo phì ăn nhiều rau quả để đủ vitaminchất xơ (ít nhất 400 - 500g rau và trái cây mỗi ngày).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật