Suýt nguy vì tự dùng naphazolin trị nghẹt mũi cho bé
Dễ dãi khi nhỏ mũi, suýt nguy hiểm mất tính mạng như chơi
Dùng thuốc nhỏ mũi phải đúng cách mới phát huy được tác dụng của thuốc
Thuốc naphazolin đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi, tác dụng gây co mạch của thuốc nhỏ mũi này không chỉ khu trú ở niêm mạc mũi mà gây co mạch toàn thân dẫn đến tai biến gây tím tái, vã mồ hôi, choáng
Cũng may, sau khi bác sĩ hồi sức cấp cứu thì bé Tôm đã hồng hào trở lại và thiêm thiếp ngủ. Bác sĩ ghi chép bệnh án xong, gọi chị Mai lại gần rồi chỉ vào lọ thuốc nhỏ mũi:
- Naphazolin là chất làm co mạch và giảm sung huyết ở niêm mạc mũi, khiến mũi thông thoáng và hết chảy nước. Nhưng đối với trẻ nhỏ trẻ sơ sinh trẻ nhũ nhi tác dụng gây co mạch của thuốc nhỏ mũi này không chỉ khu trú ở niêm mạc mũi mà gây co mạch toàn thân dẫn đến tai biến gây tím tái, vã mồ hôi choáng... như trường hợp bé Tôm vừa gặp.
Nghe nói vậy, chị Mai hoảng sợ, lắp bắp:
- Thế... thế con em có bị làm sao không ạ?
- Cũng may mà cháu mới bị nhẹ và cấp cứu kịp thời nên đã qua được cơn nguy hiểm. Tuy nhiên, từ lần sau, chị tuyệt đối không bao giờ được tự ý hoặc nghe mách bảo mà sử dụng thuốc cho con, dù đó là thuốc gì.
Theo bác sĩ nhi khoa Trần Văn Công, từ năm 1985 - 2012, ở Mỹ đã xác định có 96 trường hợp trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi bị ngộ độc vì các chế phẩm chứa chất co mạch là naphazolin. Còn ở nước ta, trong thời gian qua bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. HCM) đã cấp cứu cho một số trẻ nhũ nhi bị thở yếu, tay chân lạnh, tím tái do cha mẹ nhỏ mũi thuốc có chứa naphazolin.
Đối với thuốc này thì không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi bị sung huyết mũi (ngạt mũi) dùng dung dịch 0,05% hoặc 0,1%. Trẻ em 6-12 tuổi, dùng dung dịch 0,025% hoặc 0,05% (dưới sự theo dõi của thầy thuốc). Và với người lớn tuổi nhưng bị bệnh tăng huyết áp tim mạch cường giáp hoặc phụ nữ có thai và cho con bú phải rất thận trọng khi dùng thuốc này. Và dù là người lớn hay trẻ em, cũng chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:04 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:03 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:01 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:04 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:02 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:02 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:08 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:04 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:01 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:08 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023