ThS Nguyễn Kiên Cường: Vắc-xin phòng bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ

Vào thời gian cao điểm của bệnh thủy đậu, các bậc phụ huynh cần biết những dấu hiệu ban đầu và cách chăm sóc nếu trẻ nhỏ mắc bệnh.

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho hắt hơi hoặc nhảy mũi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai

Bệnh thủy đậu còn gọi là bệnh trái rạ hoặc phỏng rạ. Khi mắc bệnh này trẻ thường có triệu chứng sốt nhẹ sổ mũi biếng ăn không chịu chơi và ngứa. Với những trẻ lớn có thể bị đau mỏi các khớp rồi sau 2-3 ngày thì bắt đầu mọc các nốt đậu...

Khi trẻ bị thủy đậu, cần cho trẻ nghỉ ở nhà đến khi các mụn nước đã đóng vảy, thường khoảng 10 ngày sau các triệu chứng đầu tiên.

Về việc tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ, ThS. Nguyễn Kiên Cường - Viện Y học dự phòng Quân đội cho biết:

'Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ), vắc-xin phòng bệnh thủy đậu được tiêm cho trẻ với 2 mũi, mũi thứ nhất tiêm cho trẻ từ 12 đến 15 tháng, mũi thứ hai tiêm cho trẻ khi trẻ được 4 - 6 tuổi.

Mũi tiêm thứ hai có thể tiêm cho trẻ trước 4 tuổi miễn là khoảng cách giữa 2 mũi tiêm tối thiểu là 3 tháng. Nếu như tiêm mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất ít nhất 4 tuần, hiệu lực bảo vệ của vắc-xin phòng bệnh thủy đậu có thể được đảm bảo'.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật