Vi-rút zika gây nhiều bệnh đáng sợ, có thể bạn chưa biết
Hãng tin Reuters dẫn lời các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu Zika cho biết một số trường hợp nhiễm loại vi-rút này đã mắc các chứng bệnh bao gồm viêm não viêm màng não và viêm tủy.
Bằng chứng cho thấy tác hại của Zika không chỉ dừng lại ở việc gây ra hội chứng 'teo não trẻ sơ sinh' có thể khiến các nước đang trong vùng dịch tăng cường diệt trừ muỗi và chăm sóc bệnh nhân chu đáo hơn.
Các rối loạn mới được phát hiện được cho là có thể gây tê liệt và tàn tật vĩnh viễn. Điều này đòi hỏi nền y học thế giới cần đẩy mạnh phát triển vắc-xin phòng chống Zika hiệu quả.
Bằng chứng mới nhất cũng chứng minh rằng Zika đã biến đổi sau quá trình lây lan qua nhiều quốc gia. Tiến sĩ Peter Hotez, Hiệu trưởng Trường Y học Nhiệt đới Quốc gia thuộc Đại học Y khoa Baylor, nhận xét: 'Những gì chúng ta đang thấy là hậu quả của việc vi-rút này biến đổi từ chủng châu Phi sang chủng có thể gây ra đại dịch'.
Sự bùng nổ Zika lần đầu tiên được phát hiện ở Brazil hồi năm ngoái rồi lây lan qua các nước châu Mỹ. Hàng ngàn trường hợp 'đầu nhỏ' bị nghi ngờ do vi-rút Zika gây ra, báo hiệu một vấn đề liên quan tới phát triển trí não ở trẻ sơ sinh
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 2 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về loại vi-rút này.
Những nghi ngờ rằng Zika tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh được tìm ra sau khi các nhà khoa học khám nghiệm các bào thai bị phá hoặc chết lưu. Trong đó, vi-rút nhân bản trong mô não người. Ngoài dị tật đầu nhỏ, các nhà nghiên cứu còn phát hiện các trường hợp tử vong của thai nhi suy nhau thai thai nhi chậm phát triển và hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương.
Các bác sĩ cũng lo ngại Zika tiếp xúc trong tử cung có thể gây ra những tác động tiềm ẩn cho trẻ, chẳng hạn như các vấn đề về hành vi hoặc khả năng học tập mà không biểu hiện rõ ràng sau khi sinh.
Nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng não và tủy sống gần đây trải qua cơ chế bị tấn công trực tiếp vào các tế bào thần kinh Vì vậy, các nhà khoa học đang xem xét liệu Zika có khả năng lây nhiễm qua dây thần kinh trực tiếp ở người lớn hay không.
- Học người Nhật cách phòng chống đột quỵ trong ngày hè nắng... (Thứ sáu, 09:29:01 14/05/2021)
- Người phụ nữ đột quỵ trong khi ngủ vì quên uống thuốc: Có... (Thứ Ba, 21:09:03 16/02/2021)
- Ung thư gan rất thích 4 kiểu người này, nên điều chỉnh ngay... (Thứ bảy, 12:30:04 14/11/2020)
- Buồn nôn 3 lần liên tục và 3 dấu hiệu hay bị phớt lờ của... (Thứ năm, 16:15:01 05/11/2020)
- Bài tập đứng cho bệnh nhân liệt sau đột quỵ (Thứ Ba, 11:30:04 06/10/2020)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi (Thứ sáu, 14:32:05 02/10/2020)
- 'Thấp khí' có thể khiến chị em suy kiệt về sức khoẻ... (Thứ tư, 17:30:00 23/09/2020)
- Day bấm huyệt phục hồi di chứng tai biến mạch máu não (Thứ Ba, 08:30:07 22/09/2020)
- 5 căn bệnh dễ mắc vào mùa thu (Thứ Hai, 10:30:04 21/09/2020)
- Xuất hiện quầng thâm ở mắt đừng chủ quan, rất có thể bạn... (Thứ sáu, 16:20:09 04/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023