Viêm kết mạc có lây khi bơi không và phòng tránh thế nào?

Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa hè là gia đình tôi lại bị viêm kết mạc. Có phải do chúng tôi đi bơi nên mới bị lây bệnh không?

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ là một bệnh mắt do vi khuẩn gram âm Koch-Weeks gây ra, thường bùng phát thành dịch vào mùa hè. Bệnh do rất nhiều yếu tố gây ra như vi khuẩn virut dị ứng bụi bẩn, hoá chất... trong đó đi bơi cũng là yếu tố mắc bệnh và gây bệnh.

Nguyên nhân lây bệnh chủ yếu là không tôn trọng các quy tắc vệ sinh chung (tay rửa không sạch, dùng chung đồ dùng...). Viêm kết mạc virut, viêm kết mạc họng hạch còn lây qua đường hô hấp do vi khuẩn sống trong nước bọt độ lây lan lan rất cao.

Khi bị viêm kết mạc, bệnh nhân thường có triệu chứng: mắt cộm nhiều, chảy nước mắt, thường có dử và tinh chất nhầy khiến hai mi mắt sau một đêm dính chặt lại, kết mạc phù nề và đỏ do các mạch máu sung huyết. Bệnh này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nặng làm viêm giác mạc dẫn đến giảm thị lực.

Để phòng ngừa viêm kết mạc, bệnh nhân cần đến khám sớm tại các bệnh viện có chuyên khoa mắt. Các bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc kháng sinh (amociclin, tetraciclin...) và thuốc chống phù nề (alfacymotrypcin...).

Ngoài các thuốc uống, bệnh nhân còn được dùng thuốc kháng sinh dạng nước, dạng mỡ dùng tại chỗ như thuốc nhỏ mắt cebemycin, tobrex maxitrol mỡ posyciclin, cebemycin... Không được tự điều trị ở nhà bằng cách xông lá trầu, lá dâu, đắp lá vào mắt... vì có thể gây chảy máu nhiễm khuẩn thêm nặng. Bệnh nhân viêm kết mạc nên cách ly với người xung quanh một thời gian để tránh lây bệnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật