Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ và cách điều trị bệnh hiệu quả

Tình trạng kéo dài làm cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng và cơ thể suy nhược giảm miễn dịch. Tiêu chảy cấp ở trẻ em là hiện tượng trẻ đi đại tiện nhiều lần (3 lần/ngày) và tính chất phân thay đổi như đi phân loãng, nhiều nước khiến cơ thể trẻ suy nhược giảm miễn dịch.

Nguyên nhân

Tiêu chảy cấp thường do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh tiêu chảy cấp.

Triệu chứng

- Trẻ bị sốt cao đột ngột 39-40oC gây co giật

- Đi ngoài 10-15 lần/ngày.

- Phân lỏng, nhiều nước, có mùi chua, nhiều khi có nhầy máu.

- Nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, thường nôn sau khi ăn.

- Trẻ biếng ăn hơn, uống nhiều nước tiểu ít

- Có thể có các biểu hiện về viêm đường hô hấp như ho chảy mũi, khám thấy viêm họng cấp phát ban

Tiêu chảy cấp ở trẻ em cần được điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm.

Tiêu chảy cấp ở trẻ em cần được điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm.

Điều trị

- Bồi phụ nước điện giải bằng đường uống, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc dùng ống thông mũi-dạ dày.

Một số dung dịch để uống: Oresol 1 gói pha trong đúng 1 lít nước sôi để nguội cho uống trong một ngày. Nếu chưa có sẵn gói Oresol, có thể dùng 1 thìa cà phê muối (3,5g), 8 thìa cà phê đường (40g) pha vào 1 lít nước hoặc dùng bột gạo nấu thành nước cháo: bột gạo 50g (5 thìa canh), muối 3,5g (1 thìa cà phê), 1 lít nước; đun sôi 2-5 phút. Cho thêm vài thìa nước quả vào cháo để bổ sung kali

Một số dung dịch tiêm truyền: huyết thanh 9%00, glucoza 5%, lactat Ringer...

- Dinh dưỡng: không nên kiêng khem tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng Ngay sau khi bồi phụ nước điện giải, có thể cho trẻ bú và ăn ngay.

Những trẻ nuôi bằng sữa bò sau khi bù đủ nước điện giải, cho trẻ ăn sữa loãng hơn bình thường hoặc cho ăn sữa pha với Oresol (1/3 sữa pha với 2/3 ORS). Dần dần cho ăn theo chế độ bình thường, khi trẻ khỏi bệnh, mỗi ngày cho ăn thêm một bữa trong một tuần để lấy lại sức.

- Kháng sinh: chỉ nên dùng trong một số trường hợp: ampicillin sunphamethoxazole hoặc axit nalidicique...

Phòng bệnh tiêu chảy cấp

Để phòng tránh tiêu chảy ở bé, các bậc cha mẹ nên lưu ý:

- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu để tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé.

- Cho ăn bổ sung kèm theo bú, không nên cho trẻ bú chai, ngậm bình hoặc ngậm vú giả.

- Xây dựng tập quán ăn tốt cho trẻ bằng cách cho tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn.

- Sử dụng nguồn nước sạch, chế biến và bảo quản thức ăn hợp vệ sinh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật