Biện pháp đề phòng bệnh nguy hiểm khi trẻ lớn vẫn chảy dãi
Các mẹ đều biết rằng, nước dãi là do tuyến nước bọt tiết ra và chảy dãi là hiện tượng thường trong độ tuổi trẻ sơ sinh nhưng khi lớn hơn hiện tượng này sẽ tự hết. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Chảy dãi sinh lý
Một số trường hợp chảy dãi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được coi là hiện tượng bình thường hay còn còn là chảy dãi sinh lý bởi sự tiết ra của nước bọt có tính phản xạ, chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương hệ thần kinh trung ương và tuyến nước bọt của trẻ sơ sinh đều chưa phát triển hoàn thiện. Lúc này lượng nước bọt tiết ra cũng rất ít.
Khi bé khoảng 3-4 tháng tuổi, nước bọt bắt đầu nhiều lên. Sau 6 tháng tuổi, lượng nước dãi tiết ra nhiều hơn. Khi bé mọc răng nước dãi càng tiết ra nhiều hơn. Đồng thời khoang miệng của trẻ còn nông, chưa có răng chức năng nuốt chưa hoàn thiện, vì thế thường xuyên chảy nước dãi. Bên cạnh đó hiện tượng này cũng có thể xảy ra nhiều hơn khi bé bị lạnh hoặc dị ứng
Chảy dãi là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ mọc răng
Theo thời gian, bé ngày càng lớn, răng mọc đủ dần, khoang miệng sâu hơn, bé cũng biết cách nuốt thì hiện tượng chảy dãi tự nhiên mất dần nên gia đình không cần can thiệp bất kỳ biện pháp nào.
Chảy dãi bệnh lý
Tuy nhiên, rất nhiều bé mặc dù đã qua giai đoạn sơ sinh nhưng vẫn chảy dãi một cách bất thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng đa phần là do:
- Miệng không giữ được nước bọt.
- Bé có vấn đề về nuốt.
- Tuyến nước bọt của bé sản xuất quá nhiều nước bọt.
Tình trạng chảy dãi bệnh lý ở trẻ nhỏ là do cơ thể tiết ra quá nhiều nước bọt vì yếu tố bệnh như:
- Bé có thể bị mắc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
- Áp-xe quanh amidan
- Đau họng.
- Nhiễm trùng xoang.
Các viêm nhiễm vùng nhiễm khiến trẻ ngại nuốt, nước bọt ứ đọng và tiết dãi có màu vàng và mùi hôi.
Một số bệnh khác gây chảy dãi gồm có:
Tuy nhiên, nếu đã qua giai đoạn đó mà trẻ vẫn chảy dãi thì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý
- dị ứng
- Ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày - thực quản
- Ngộ độc (nhất là thuốc trừ sâu).
- Phản ứng khi bị rắn hoặc nhện độc cắn.
- Sưng sùi vòm họng.
- Dùng một số loại thuốc.
Chảy dãi cũng có thể xảy ra do hệ thần kinh bị trục trặc gây khó nuốt
- Xơ cứng cột bên teo cơ.
- Tự kỷ.
- Liệt não.
- Hội chứng Down.
- Bệnh đa u tủy.
- Bệnh Parkinson.
- Đột quỵ.
Các bé chảy dãi nhiều sẽ có nguy cơ hít phải nước bọt, thức ăn vào phổi, điều này có thể gây hại khi các phản xạ như ho khạc của cơ thể bị trục trặc.
Lời khuyên cho gia đình
Tại nhà, gia đình có thể chăm sóc bé bằng cách:
Cho trẻ dùng một chút đồ ăn lạnh (ví dụ: kem que) đây là biện pháp có tác dụng với trẻ nhỏ mọc răng. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận kẻo trẻ bị sặc.
Đưa trẻ đi khám nếu tình trạng chảy nước dãi có dấu hiệu bất thường
Đồng thời nên cho bé dùng yếm, dùng khăn mềm lau và thường xuyên thay giặt.
Đối với trường hợp bé bị chảy dãi mãn tính:
- Gia đình nên thường xuyên nhắc nhở trẻ ngậm môi lại và nâng cằm lên.
- Không nên cho trẻ nhìn thấy đồ ăn khiến chúng chảy nước miếng
- Kiểm tra xem vùng da xung quanh môi hoặc ở cằm có dấu hiệu bất thường không.
Lưu ý khi đưa trẻ đi khám
Gia đình nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi khi thấy trẻ có dấu hiệu chảy dãi bất thường như:
- Không tìm ra nguyên nhân gây chảy dãi.
- Chảy dãi nhiều và các phản xạ ho, khạc có vấn đề.
- Trẻ chảy dãi kèm theo biểu hiện sốt khó thở tư thế đầu khác thường.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ khám lâm sàng, đồng thời hỏi những câu hỏi về triệu chứng và tiền sử sức khỏe của bé.
Việc thực hiện xét nghiệm tùy thuộc vào sức khỏe tổng thể của trẻ và các triệu chứng kèm theo. Bác sĩ sẽ xác định xem bé có nguy cơ hít thức ăn hoặc dịch vào phổi không.
Chảy dãi có thể xảy ra do hệ thần kinh có vấn đề, do đó có thể bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc (dạng uống, nhỏ, dán) làm giảm lượng bọt cơ thể tiết ra.
Trong trường hợp, bệnh nhân chảy dãi quá nhiều, bác sĩ có thể cân nhắc để thực hiện chiếu xạ tuyến nước bọt hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến nước bọt.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:01 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:05 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:04 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:05 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:00 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:00 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:07 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:03 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:06 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:07 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023