Các mẹ nên biết: Cách phòng tránh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Tại sao trẻ bị nhiễm trùng?
Trẻ có thể bị nhiễm trùng qua các đường sau đây:
- Lây qua đường máu từ mẹ sang con: là đường lây truyền xảy ra trước sinh, thường gặp các tác nhân như: giang mai bẩm sinh, HIV rubella cytomegalo virus toxoplasma.
Nhiễm trùng sơ sinh là nhiễm trùng mắc phải trước, trong khi sinh hoặc tháng đầu sau sinh
- Lây qua đường ối: do nhiễm trùng tiết niệu sinh dục mẹ, mẹ bị hở cổ tử cung vỡ ối sớm thăm khám âm đạo nhiều.
- Lây qua đường tiếp xúc khi sinh: lúc thai nhi đi ngang qua tử cung, âm đạo, âm hộ khi chuyển dạ kéo dài.
- Do môi trường: gây nhiễm trùng huyết sau sinh. Lây gián tiếp qua các vật dụng như: kim, ống chích, catheter, thông dạ dày không rửa tay khi tiếp xúc bệnh nhân, môi trường nhiễm bẩn. Tăng nguy cơ khi nằm viện lâu, ngạt, hồi sức tại phòng sinh, non tháng, nhẹ cân.
Làm thế nào biết trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh?
Các dấu hiệu và triệu chứng dùng cho nhận biết NTSS rất đa dạng và dễ trùng lắp với những bệnh khác. Trẻ có thể không khỏe: ít chơi, ít cử động hơn so với bình thường. Nặng hơn trẻ có thể bị sốt hay hạ thân nhiệt vàng da bú kém hay bỏ bú. Trẻ có thể bị thở mệt (thở nhanh, ngực bụng co lõm bất thường), bụng chướng tiêu chảy tiêu ra đờm máu. Trẻ có thể có biểu hiện của nhiễm trùng tại chỗ ở: da, rốn Mắt
Vậy khi nào mang trẻ khám bệnh?
Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi: khó thở co giật sốt hoặc cảm thấy lạnh chảy máu tiêu chảy quá nhẹ cân, hoàn toàn không bú được.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt nếu trẻ: bú khó, mủ mắt mụn mủ da vàng da rốn đỏ hoặc chảy mủ, bú dưới 5 lần trong 24 giờ.
Phòng tránh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
1. Trước khi sinh
- Bà mẹ được khám thai, chủng ngừa đầy đủ. Điều trị tốt các bệnh lý và nhiễm trùng tiết niệu sinh dục cho bà mẹ.
Khám thai đầy đủ là cách để phòng tránh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh hiệu quả
- Cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng phòng suy dinh dưỡng cho bà mẹ.
- Chăm sóc vệ sinh cho bà mẹ mang thai tốt.
- Xử trí tốt những trường hợp ối vỡ sớm, ối vỡ non. Tránh để chuyển dạ kéo dài.
2. Khi sinh
- Bảo đảm sinh sạch. Tránh nhiễm trùng lây qua các dụng cụ bàn tay người chăm sóc, cũng như những nhiễm trùng ở mẹ phải được điều trị tốt trước khi sinh.
- Tránh các biến chứng sản khoa: sinh ngạt, sang chấn sản khoa cho mẹ và con.
3. Sau khi sinh
- Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh Đây là biện pháp rất quan trọng và hiệu quả trong phòng ngừa NTSS.
- Chăm sóc vệ sinh da, rốn, mắt.
- Phòng ốc cho trẻ sơ sinh cần thoáng, ấm, sạch và có ánh sáng đủ.
- Cho trẻ bú sữa mẹ
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:03 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:06 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:09 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:01 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:09 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:06 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:08 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:07 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:04 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:00 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023