Khi nào nên cắt amidan, nạo VA cho trẻ nhỏ? Có gây ảnh hưởng gì không?
Giải đáp vấn đề này, BS. Phạm Văn Nam, Phó Trưởng khoa Ngoại và Chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết hệ miễn dịch của chúng ta có nhiều chiến binh (bạch cầu) thường trú ở "trung tâm huấn luyện" là lá lách. Khi có nhiễm trùng xảy ra, các chiến binh này sẽ đi tiêu diệt các kẻ xâm nhập - vi khuẩn virus gây bệnh. Để việc chiến đấu được thuận tiện, các chiến binh của hệ miễn dịch sẽ tạo nên các hạch - vốn là những nơi đồn trú tạm, gần với nơi vi khuẩn, virus đang tấn công.
Đó là lý do nếu một người bị thương, nhiễm trùng ở đùi chẳng hạn, sẽ thấy vùng bẹn nổi hạch. Tương tự, để tiện chống lại các vi khuẩn virus xâm nhập vào đường hô hấp hệ miễn dịch sẽ tạo ra các hạch ở khu vực miệng - họng. Đó là hai hạch bạch huyết lớn ở họng (amidan) và các hạch nhỏ ở vùng vòm họng (VA).
Amidan và VA có vai trò nhất định trong hệ miễn dịch Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được rõ ràng rằng việc cắt amidan nạo VA làm khả năng miễn dịch suy giảm. Nhưng nhìn chung, điều trị bảo tồn vẫn là ưu tiên. Thông thường, các bé sẽ được cho uống thuốc để giảm tình trạng sưng, viêm.
Cắt amidan, nạo VA chỉ được bác sĩ chỉ định những khi phát sinh các vấn đề mà thuốc không còn giải quyết nổi, ví dụ như các hạch này sưng to nhiều lần, gây cản trở việc hô hấp việc ăn hoặc bú sữa (bú khó, bú kém), gây các biến chứng (viêm tai giữa, viêm phổi)…
Chỉ định này luôn được cân nhắc ở mức tối đa. Ngoài ra, để tiến hành thủ thuật còn cần cân nhắc nhiều yếu tố (tuổi, cân nặng, tình trạng sức khỏe của bé các bệnh lý đang mắc, các yếu tố bất lợi cho việc nạo, cắt hạch…). Vì vậy, khi nào cắt amidan, nạo VA, tốt nhất hãy để bác sĩ đang trực tiếp khám và điều trị cho con các bạn quyết định.
Phẫu thuật nạo VA (trong trường hợp VA gây biến chứng như viêm mũi xoang viêm tai giữa viêm đường hô hấp dưới và ảnh hưởng đến đường thở của trẻ) được coi là một phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay.
Sau khi cắt amidan nạo VA, đương nhiên các vấn đề phát sinh do sưng hạch (bú kém ăn uống khó khó thở viêm tai, viêm phổi…) cũng sẽ hết theo.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:00 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:06 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:03 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:01 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:08 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:05 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:00 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:04 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:03 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:05 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023