Mách mẹ cách phòng ngừa tiêu chảy đúng cách cho trẻ

Dùng nước đóng chai còn nguyên nắp, uống bằng ống hút thay vì đổ ra ly, nên ngậm miệng và không nuốt nước đang tắm...

Đặc điểm hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh đầy đủ trong khi nhu cầu dinh dưỡng rất cao nên trẻ là đối tượng hay bị tiêu chảy Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) đưa ra các lời khuyên nhằm phòng ngừa tiêu chảy đúng cách ở trẻ:

Cắt đứt đường lây truyền

tiêu chảy là do các loại vi-rút, vi trùng ký sinh trùng hoặc độc tố của vi trùng. Các tác nhân xấu này lây truyền bệnh cho trẻ theo một cách thoạt nghe thì khá dễ hiểu và đơn giản nhất là qua đường phân - miệng, nhưng để cắt đứt được lây truyền này là không phải dễ.

Người bị tiêu chảy thải ra một lượng lớn tác nhân gây bệnh. Các tác nhân xấu này đi vào cơ thể trẻ theo các con đường sau.

- Lây nhiễm vào thực phẩm nước uống. Nếu không thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc ăn chín uống sôi thì trẻ sẽ khó lòng thoát được bệnh.

- Nhiễm bẩn sàn nhà, sân chơi, đồ chơi, vật dụng xung quanh trẻ và do thói quen ngậm tay, mút tay, cắn móng tay ngậm đồ chơi..., trẻ đã vô tình đưa tác nhân gây bệnh vào cơ thể. Ngay cả người lớn cũng tiếp tay gây bệnh nếu chỉ chú ý rửa tay sau khi thay tã, làm vệ sinh cho trẻ, sau khi đi tiêu, trước khi chế biến thức ăn mà quên rửa tay.

- Dùng nước sạch, chỉ cần đun sôi nước là đủ, không cần phải đun quá lâu. Chỉ uống nước rõ nguồn gốc và đáng tin cậy nếu không thể đun sôi nước. Đậy nắp bình nước. Cẩn thận khi dùng nước đá vì các vi khuẩn có hại không chết khi bị lạnh. Ngay cả pha thêm nước đá để làm nguội nước đun sôi cũng có thể làm nhiễm bẩn nước trở lại.

Nên dùng nước đóng chai còn nguyên nắp và dùng ống hút thay vì đổ ra ly nếu không chắc ly đã được rửa sạch. Dùng nguồn nước sạch chải răng cho trẻ. Khi tắm nên khuyên trẻ ngậm miệng và không nuốt nước đang tắm.

- Ăn thức ăn nấu chín và không để quá lâu. Cần hâm kỹ thức ăn nấu chín và không để quá lâu. Chỉ cho bé ăn trái cây khi chính tay bạn bóc vỏ và ăn ngay.

- Rửa tay với xà phòng và nước sạch. Các thời điểm cần phải rửa tay là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, sau khi thay tã, làm vệ sinh cho trẻ, sau khi đi vệ sinh.

- Một điểm lưu ý nữa là các khóa vòi nước và tay nắm cửa phòng vệ sinh đã có thể bị ai đó vô tình làm nhiễm bẩn. Đây là các vật trung gian lây bệnh dễ bị bỏ qua nhất và nếu không lưu ý bàn tay chúng ta có thể bị nhiễm bẩn lại sau khi rửa tay sạch sẽ.

Tăng sức đề kháng cho trẻ

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và bú mẹ càng lâu càng tốt.

Uống vitamin A định kỳ theo hẹn của nhân viên y tế.

Chủng ngừa sởi.

Uống vắc-xin ngừa rota vi-tút.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật