Máu cuống rốn - "thần dược" chữa hàng loạt bệnh, bố mẹ không nên để phí hoài

Những bằng chứng khoa học xác thực dưới đây sẽ giúp các bố mẹ biết phải làm gì với máu cuống rốn ngay sau sinh thay vì nhanh chóng cắt bỏ nó.

Một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học tại Trường Y - Đại học Stanford (California) tiến hành đã tìm ra được những lợi ích mới của máu cuống rốn. Theo đó, một protein được tìm thấy trong máu cuống rốn có thể đảo ngược tình trạng suy giảm thần kinh có liên quan tới tuổi tác protein này tác động đến hồi hải mã vùng não giúp biến đổi các trải nghiệm thành ký ức dài hạn và đóng vai trò thiết yếu trong việc ghi nhớ thông tin của con người. Nếu đúng vậy, nghiên cứu trên sẽ bổ sung vào danh sách những công dụng đang ngày càng nhiều thêm của máu cuống rốn.

Cụ thể protein rất thường gặp trong máu cuống rốn người có tên yếu tố ức chế metalloproteases 2 (TIMP2). Cùng với thời gian, protein này hiện diện ngày càng ít đi trong máu chúng ta. Các nhà nghiên cứu tin rằng, nó có thể giúp phát hiện cách điều trị mới cho những suy giảm về khả năng thần kinh có liên quan tới tuổi tác.

Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác dụng to lớn của máu cuống rốn.

Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác dụng to lớn của máu cuống rốn.

Giáo sư khoa học thần kinh của Trường Y - Đại học Stanford, Tony Wyss-Coray, là người chịu trách nhiệm thực hiện nghiên cứu trên. Kết quả được công bố trên tạp chí Nature. Trước đó, phòng thí nghiệm của ông phát hiện ra rằng, tiêm trực tiếp huyết tương từ chuột con mang đến lợi ích về sức khỏe cho những con chuột già. Cụ thể, nó cho phép các con chuột già thể hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra về trí nhớ và khả năng học hỏi.

Giáo sư Wyss-Coray cho biết, phần lớn nguyên do chưa được biết đến nhưng hồi hải mã vùng não chịu trách nhiệm về khả năng ghi nhớ thông tin (như bạn để chìa khoá ở đâu hay bạn đã ăn gì vào bữa sáng…) đặc biệt dễ bị tổn thương do tác động của tuổi tác. 'Tuổi ngày càng cao, thì hồi hải mã càng suy thoái, các tế bào thần kinh mất đi và nó bị co lại'.

Trong thí nghiệm của giáo sư Wyss-Coray, những con chuột bị suy giảm miễn dịch không có phản ứng dị ứng với huyết tương máu người, đã được tiêm máu cuống rốn, máu từ người trẻ và máu từ người già vào cơ thể.

Kết quả, khi những con chuột già nhận được huyết tương từ máu cuống rốn của người trẻ tuổi 4 ngày 1 lần, kéo dài trong 2 tuần, chức năng hồi hải mã của chúng được cải thiện rõ rệt. Ngược lại, huyết tương từ những người lớn tuổi không giúp gì cả.

Các nhà nghiên cứu cho biết, trong bài kiểm tra, những con chuột được tiêm TIMP2 'xuất sắc' hơn hẳn so với những con chuột được tiêm thuốc trấn yên (placebo) - dung dịch muối. Họ tin rằng protein TIMP2 là chìa khóa trong toàn bộ vấn đề này.

Có thể thực hiện lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn ngay sau sinh cho con.

Có thể thực hiện lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn ngay sau sinh cho con.

Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Joseph Castellano, bày tỏ: 'Ảnh hưởng của TIMP2 trong não đã được nghiên cứu đôi chút nhưng không nhiều và không liên quan tới quá trình lão hoá. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nó mô phỏng hiệu ứng ghi nhớ và học hỏi mà chúng tôi có được với huyết tương dây rốn Và rõ ràng, TIMP2 làm được như vậy nhờ cải thiện chức năng hồi hải mã'.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vô số công dụng của máu cuống rốn tế bào gốc được tìm thấy với số lượng lớn trong máu cuống rốn tương tự như tủy xương có khả năng tái dựng và bảo tồn máu cơ thể cũng như hệ miễn dịch Khả năng này dẫn tới việc sử dụng tế bào gốc máu cuống rốn trong điều trị hơn 80 bệnh có thể gây nguy hiểm tính mạng, trong đó có nhiều dạng bệnh ung thư bệnh về gen và các hội chứng rối loạn.

Và không giống tuỷ xương, tế bào gốc máu cuống rốn có thể được thu thập sẵn và bảo quản trong nhiều thập kỷ bằng ni-tơ lỏng.

Ngày càng có nhiều phụ huynh đã chọn lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con. Thời cơ lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn chỉ có một lần, đó là ngay sau khi sinh. Các mẹ sinh mổ hay sinh thường đều có thể thực hiện quá trình đơn giản này.

Tại Việt Nam, các mẹ hãy tham khảo những trung tâm có lưu giữ tế bào gốc máu cuống rốn dưới đây:

1. Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM

Địa chỉ: 201 Phạm Viết Chánh, Q.1.



2. Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem

Tại Hà Nội: 95 Láng Hạ, Q. Đống Đa.

Tại TP.HCM: 297/5 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11.

3. Trung tâm Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương

Địa chỉ: Phòng 508, tầng 5, tòa nhà T, 14 Trần Thái Tông, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy Hà Nội

4. Bệnh viện Nhi Trung ương

Địa chỉ: 18/879 La Thành, Q.Đống Đa, Hà Nội.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật