Phòng ngừa sốc phản vệ sau tiêm chủng nhằm đảm bảo an toàn cho bé

Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trước và sau tiêm, kiểm soát loại thuốc, quá trình tiêm chủng nhằm đảm bảo an toàn.

Sau tiêm, trẻ dễ phản ứng thuốc thế nào?

Theo quy định, trẻ sau tiêm vắc-xin cần nán lại cơ sở y tế 30 phút. Nhưng thực tế, nhiều trẻ sau khi tiêm xong được gia đình cho về nhà luôn. Lý do là ở chỗ tiêm chật chội và nóng bức.

Chị Thúy Nhạn, thường đưa con đi tiêm chia sẻ: ‘Đưa con đi khám, đợi chờ đã rất mệt mỏi nên sau khi tiêm xong chỉ muốn cho con về ngay. Ở đó vừa nóng nực, quá đông, mà trẻ tiêm xong thường hay khóc’. Không chỉ chị Nhạn, nhiều bà mẹ khác cũng làm tương tự.

Theo GS.TS Thu Vân, chuyên gia về vắc-xin tại Việt Nam thì sau khi tiêm, các bà mẹ nên ở lại 30 phút để theo dõi sức khỏe của trẻ. 

Thường trong thời gian này, nếu cơ thể trẻ phản ứng sốc sẽ bộc lộ ngay. Vì vậy, các y bác sĩ tại nơi tiêm vắc-xin sẽ có biện pháp kịp thời tiêm chống sốc.

Bản thân trong quy định về sử dụng vắc-xin trong dự phòng và điều trị nêu rõ: Phải có hộp thuốc chống sốc, có phác đồ chống sốc treo tại nơi thực hiện tiêm chủng vắc-xin, sinh phẩm y tế.Vân tư vấn: Bố mẹ cần theo dõi diễn biến sức khỏe của con rất chặt chẽ và báo với cán bộ tiêm phòng. Sau tiêm 48 tiếng, nếu trẻ bất thường cần khám ngay, không được chủ quan.

Khi tiêm, cần chú ý loại thuốc y tá lấy ra để tiêm là thuốc gì, hạn sử dụng, thậm chí nên lấy lại vỏ thuốc tiêm. Bố mẹ nên yêu cầu người tiêm lấy thuốc vào xi lanh trước mặt.

Theo thống kê của các chuyên gia nhi khoa thì cứ 1 trong 4 trẻ tiêm vắc-xin sẽ có những biểu hiện phản ứng phụ với thuốc. Những biểu hiện thường gặp có thể là sốt, sưng tấy, sưng phồng trên da.

Biển hiện cần lưu ý sau tiêm phòng cho trẻ

Đau nơi tiêm: Cảm giác đau thường kéo dài từ một vài giờ đến hơn 1 ngày, thường làm cho trẻ quấy khóc.

Nổi cục nơi tiêm: Cục này thường nhỏ bằng hạt đậu, có khi viêm tấy đỏ và có thể tồn tại tới 2-3 tuần mới khỏi.

Mẩn ngứa xung quanh vết tiêm, có thể kéo dài từ 3 ngày tới cả tuần. 10% số trẻ đi tiêm có phản ứng này.

Phản ứng toàn thân chủ yếu là sốt, xuất hiện ở 80% số trẻ được tiêm chủng. Trẻ thường sốt sau khi tiêm từ 1 giờ đến 1 ngày (tiêm phòng bệnh thương hàn ho gà) hoặc 10-15 ngày (tiêm phòng bệnh sởi hoặc quai bị).

Đa số trường hợp sốt nhẹ (có khi sốt cao hơn 39oC) kèm theo vật vã, quấy khóc, bỏ ăn. Những trẻ lớn đã biết nói sõi có thể kêu nhức đầu

Hầu hết trẻ tự khỏi sốt sau 1-2 ngày. Chỉ những trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ sốt nhưng phải theo đơn của bác sĩ nhi khoa. Sốt do tiêm phòng chưa gây tai biến nguy hiểm nào cho trẻ.

Một số trẻ được tiêm phòng có các phản ứng ngoài da, biểu hiện bằng các nốt ban, mề đay mẩn ngứa toàn thân, nhất là ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm và tiền sử dị ứng Các phản ứng này có thể kéo dài 3-6 ngày. Hiện tượng phát ban cũng xảy ra ở 2-10% số trẻ tiêm phòng bệnh sởi hoặc rubela, có thể kèm theo sốt nhẹ, đôi khi ho.

Phản ứng ngoài da thường tự khỏi. Những trường hợp nổi mề đay quá nhiều, gây ngứa ngáy khó chịu có thể dùng một số thuốc kháng dị ứng như sirô phenergan, sirô promethazine...

Tuy nhiên, cũng có một số biến chứng nguy hiểm như co giật Các cơn co giật thường xuất hiện trong khoảng từ 30 phút đến 3 ngày sau khi tiêm phòng ho gà, thường kèm theo sốt cao. Các kết quả điều tra cho thấy, hiện tượng này chiếm khoảng 0,6% số trẻ tiêm phòng ho gà và chỉ xảy ra ở những trẻ có tiền sử động kinh.

Tuy các cơn co giật ít gây nguy hiểm nhưng cũng nên cân nhắc trước khi tiêm phòng ho gà cho trẻ có tiền sử động kinh, vì một số trường hợp có thể bị bệnh não.

Rên la hoặc la hét dữ dội: Biểu hiện này có ở 3% số trẻ tiêm phòng, nhất là trẻ ở lứa tuổi 3-6 tháng, thường xuất hiện sau khi tiêm 6-10 giờ. Đây chỉ là ảnh hưởng nhất thời của thuốc tới thần kinh của trẻ mà không gây biến chứng gì, phần lớn sẽ tự chấm dứt. Tuy nhiên, nếu trẻ gào khóc, rên la kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để kê đơn thuốc an thần

Nổi hạch ở nách: Thường gặp sau khi tiêm phòng lao 3-5 tuần, có 2 loại là viêm hạch đơn thuần và viêm hạch hóa mủ (chiếm 4% số trẻ tiêm phòng lao). Loại hạch hóa mủ tương đối nguy hiểm vì gây sưng tấy, có mủ, dễ nhiễm trùng; nhiều trường hợp phải làm tiểu phẫu để nạo mủ.

Trong một số ít trường hợp, chứng viêm hạch xảy ra sau khi tiêm phòng sởi hoặc rubella

Cũng có trường hợp, trẻ bị sốc phản vệ sau tiêm. Tuy nhiên, TS Trần Như Dương, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết: 'Sốc phản vệ là một tai biến kinh hoàng'.

Tuy nhiên, TS Dương khuyến cáo cha mẹ không nên vì lo sợ sốc phản vệ mà không cho trẻ đi tiêm phòng vắc-xin. Bởi tiêm vắc-xin là biện pháp chủ động phòng chống bệnh hiệu quả nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật