Tăng cường chức năng tiêu hóa - Bí quyết để con luôn khỏe mạnh

Hệ tiêu hóa của trẻ (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi) còn chưa hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố như thức ăn bị nhiễm khuẩn, ốm đau, dùng thuốc chữa bệnh, thời tiết….và dẫn đến các hiện tượng như chán ăn, biếng ăn, tiêu hóa và hấp thu kém, rối loạn tiêu hóa….

Trong khi đó, hệ tiêu hóa khỏe mạnh là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của bé. Vì vậy, tăng cường chức năng tiêu hóa là yếu tố tiên quyết để giúp con ăn ngon thun thút Mẹ hãy chú ý những bí quyết dưới đây để hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh nhé:

1. Chế biến thức ăn phù hợp với lứa tuổi:

Chế biến thức ăn phù hợp với lứa tuổi là điều quan trọng trong quá trình nuôi bé. Ở bé, theo sự phát triển thì hệ tiêu hóa sẽ có sự hoàn thiện dần dần và đáp ứng được việc tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau. Bé dưới 6 tháng tuổi nên ăn sữa hoàn toàn, bé từ 6 – 9 tháng ăn thức ăn xay nhuyễn, bé từ 9 – 12 tháng ăn thức ăn xay vỡ, bé trên 12 - 18 tháng ăn thức ăn xay nhỏ và thậm chí ăn được những loại thực phẩm như cháo nguyên hạt, bún, miến, mỳ… Trẻ từ 18 tháng đã có thể tập ăn cơm và trên 2 tuổi thì nên cho bé ăn cơm.

Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, hoặc việc chuyển tiếp dạng thức ăn không phù hợp với lứa tuổi hoặc cơ thể thì sẽ có nguy cơ hệ tiêu hóa bị tổn thương và hình thành các chứng bệnh về tiêu hóa

2. Lựa chọn thực phẩm sạch, chế biến hợp vệ sinh:

Thực phẩm sạch, chế biến hợp vệ sinh sẽ ngăn ngừa được vấn đề vi khuẩn tấn công hệ tiêu hóa còn non yếu của bé, từ đó gây ra các chứng bệnh như tiêu chảy kiết, lỵ…. Do đó, mẹ cần chú trọng đến khâu này để đảm bảo hệ tiêu hóa được khỏe mạnh.

3. Ăn uống khoa học

Ăn uống khoa học theo giờ và chế độ ăn đủ chất sẽ giúp việc tiêu hóa , chuyển hóa thức ăn được diễn ra dễ dàng hơn.

Có không ít mẹ ép con ăn nhiều bữa trong ngày hoặc ăn nhiều thức ăn trong 1 bữa. Hãy nhớ, mỗi bé có 1 thể trạng khác nhau, mẹ cần hiểu được cơ địa của từng bé để phân chia thời gian và khẩu phần ăn hợp lý để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, khi đó chất dinh dưỡng mới được hấp thu nhiều nhất để nuôi dưỡng cơ thể

4. Bổ sung phức hợp men tiêu hóa và men vi sinh:

Đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa men tiêu hóa (enzyems) và men vi sinh (probiotics) đối với chức năng tiêu hóa của con người, đặc biệt là ở trẻ em   enzyme giúp thức ăn được cắt nhỏ và phân rã thành dạng nhũ tương để nhung mao ruột hấp thu vào máu. Probiotics giúp đường ruột khỏe mạnh và khi đường ruột khỏe mạnh thì đương nhiên việc hấp thu diễn ra suôn sẻ hơn. Nếu thiếu enzymes, thức ăn không được tiêu hóa, thành ruột không hấp thu được, thức ăn sẽ ứ đọng trong ruột, lâu ngày sẽ sinh ra các chất độc tiêu diệt các vi khuẩn có ích trong ruột. Hoặc ngược lại, khi đường ruột mất cân bằng sinh học, thiếu các chủng vi khuẩn có lợi, cũng gây nên hiện tượng giảm tiết một số loại enzyme gây cản trở tiêu hóa…

Với vai trò quan trọng ấy, khi trẻ biếng ăn nhẹ cân, chậm tăng cân kém hấp thu, rối loan tiêu hóa…mẹ cần bổ sung phức hợp men tiêu hóa gồm 5 loại enzymes cần thiết, là: protease amylase celulase, lipase, lactase lần lượt giúp tiêu hóa 5 nhóm chất: chất đạm chất đường bột chất xơ chất béo, sữa; và 5 chủng vi khuẩn có ích, trong đó có nhóm vi khuẩn tốt nhất đối với bé là Lactobacilus và bifidobacterium.

Nếu bổ sung phức hợp men tiêu hóa và men vi sinh đúng cách, khoa học, đường ruột của trẻ khỏe mạnh, chức năng tiêu hóa được tăng cường và hoạt động ổn định hơn. Từ đó, trẻ sẽ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, chuyển hóa dinh dưỡng một cách tối ưu nhất.

Lưu ý: Không lạm dụng men tiêu hóa và men vi sinh, cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật