Tiêm phòng viêm não mô cầu - Những thông tin cha mẹ phải biết
Tiêm phòng viêm não mô cầu ở những trẻ nào?
Các bé ở trong những điều kiện dưới đây sẽ dễ mắc phải căn bệnh này.
Trẻ ở trong vùng có dịch viêm não mô cầu: Con đường lây bệnh thường qua dịch tiết từ người bệnh hoặc có thể lây gián tiếp qua da qua tiếp xúc với đồ dùng, dụng cụ sử dụng hàng ngày của người bệnh như ly, tách, điện thoại. Nhiều trường hợp viêm não mô cầu lây lan cho những người đã tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với bệnh nhân.
Tiêm phòng viêm não mô cầu là vô cùng cần thiết
Những bé sinh sống ở những nơi chật chội, ẩm thấp, vệ sinh kém. Thường trẻ em ở thành thị dễ mắc bệnh viêm não mô cầu hơn những đứa trẻ ở nông thôn.
Các bé chưa tiêm phòng viêm não mô cầu: Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm não mô cầu. Các bé chưa được tiêm phòng sẽ không có kháng thể để chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh đó, trẻ dễ nhiễm bệnh vào mùa Đông và mùa Xuân,với điều kiện thời tiết thuận lợi để vi khuẩn sinh trưởng mạnh.
Vai trò của tiêm phòng viêm não mô cầu AC, BC
Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại vacxin viêm não mô cầu khác nhau: Loại BC và loại AC. Đúng như tên gọi, loại BC giúp chủng ngừa viêm não mô cầu do vi khuẩn có huyết thanh b và C, trong khi đó loại AC giúp phòng ngừa bệnh do vi khuẩn có huyết thanh A và C.
- vắc xin phòng viêm não mô cầu AC: Giúp phòng ngừa bệnh não mô cầu do tuýp A và tuýp C. Trong vòng 24 giờ sau khi tiêm, có thể có sốt nhẹ, hơi đỏ và đau ở chỗ tiêm. Các biểu hiện thường mất đi sau 1 – 2 ngày và chỉ gặp ở khoảng 5 – 10% số người tiêm vắc-xin này.
- Vắc-xin phòng viêm não mô cầu BC: Giúp trẻ phòng bệnh não mô cầu do tuýp B và tuýp C. Loại vắc xin này không có phản ứng phụ nghiêm trọng, một số trẻ có biểu hiện đau nhức vị trí tiêm sau khi tiêm vắc-xin hoặc sốt
Vai trò của vắc xin trong phòng ngừa viêm não nhật bản
Nếu đã tiêm phòng não mô cầu BC thì có cần tiêm mũi AC không?
Câu trả lời là có. Bởi thành phần 2 loại vắc-xin khác nhau, mẹ nên cho bé tiêm ngừa cả hai mũi nếu có điều kiện để đảm bảo khả năng phòng bệnh trẻ em cao nhất.
Có trường hợp bé vẫn bị bệnh sau khi tiêm phòng viêm não mô cầu không?
Dù đã tiêm phòng viêm não mô cầu, bé vẫn có thể mắc bệnh. Vì vắc-xin chỉ có tác dụng với một số loại vi khuẩn nhất định, mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho bé sạch sẽ để tránh bị mắc bệnh do các vi khuẩn viêm não mô cầu khác với chủng đã được tiêm.
Bên cạnh viêm não mô cầu các bệnh viêm màng não mủ do Hib hay viêm não nhật bản B cũng có những triêu chứng tương tự. Khi phát hiện bé có những dấu hiệu bất thường, mẹ cần đưa con đi khám bệnh để được làm xét nghiệm, tìm rõ nguyên nhân bệnh và có cách điều trị thích hợp
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:01 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:07 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:00 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:05 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:04 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:02 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:05 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:02 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:09 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:06 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023