BS Nguyễn Thị Vân: Chẩn đoán bệnh đái tháo đường - Các bạn tham khảo thêm

Đái tháo đường thường gặp nhất các bệnh nội tiết và là một trong 3 bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng đường huyết mạn tính đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipidprotein do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin và/hoặc tiết insulin

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa gluxit. Bệnh nhân có lượng đường cao trong máu và vượt quá ngưỡng giới hạn lọc của cầu thận.

Về cách chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường BS. Nguyễn Thị Vân - Bộ Y tế cho biết: 'Có thể dựa vào số đường huyết như sau để xác định bệnh:

- Đường huyết lúc đói (sau 1 đêm nhịn đói ít nhất 8 giờ và phải được làm ít nhất là 2 lần thử) ≥ 126mg/dl hoặc 7mmol/l.

- Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dl(11,1mmol/l)

- Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200 mg/dl (≥ 2 lần thử).

Nếu đường huyết cao (mắc bệnh đái tháo đường) mà không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: giảm khả năng chăn gối, suy thận cấp tai biến mạch máu não nhồi máu cơ tim mù mắt, hoại tử…'.

Người bệnh nên sớm đi khám chuyên khoa nội tiết để làm các xét nghiệm cần thiết. Tại đây, người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị bệnh phù hợp.

Chế độ ăn

– Thực hiện chế độ ăn hợp lí, cân đối các thành phần: glucid 50- 60% protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày, nên chọn loại thực phẩmchỉ số tăng đường huyết (GI) thấp, nhiều chất xơ (rau 100 – 200g/bữa), kiêng đồ ngọt. Đái tháo đường typ 2 ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, tối), Bệnh nhân đang tiêm insulin có thể chia thành 4-5 bữa phòng hạ đường huyết

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật