Cách chữa lẹo mắt đơn giản giúp người bệnh giảm bớt đau đớn

Câu hỏi: Con tôi năm nay 3 tuổi, mới đi trích chắp ở mắt được 1 tuần nhưng bây giờ ở cạnh vết chính lại xuất hiện một mụn nữa. Xin hỏi tôi phải làm gì?

Trả lời:

Cách chữa lẹo mắt đơn giản giúp người bệnh giảm bớt đau đớn

Chắp là hiện tượng viêm tuyến sụn mi mạn tính hay hiểu một cách đơn giản chính là việc trẻ bị lên lẹo ở Mắt Chắp có nhiều dạng nhưng thường thấy là: chắp bên ngoài: đau nhẹ hay không đau có dạng như hạt đậu hơi nổi dưới da; chắp bên trong đau nhiều hơn khi lật mi mắt lên thấy vị trí viêm; chắp ở bờ tự do của mi: có dạng là một chỗ sưng lên ở bờ kết mạc mi; viêm tuyến Meibomius: có thể có nhiều chắp.

Cách chữa lẹo mắt đơn giản

Cách chữa lẹo mắt đơn giản

Chắp được bao bọc lại thành một nang nên cần trích để lấy nang đó đi. Nếu đã trích chắp mà tình trạng viêm vẫn còn, chắp có thể tiến triển thành một mô sùi. Tuy nhiên cần phân biệt với lẹo mắt Lẹo là một nhọt cấp tính ở bờ tự do của mắt, có khả năng sinh mủ. Lẹo thường do tụ cầu vàng gây ra ở các tuyến bã nhầy (tuyến Zeiss) nằm quanh lông mi

Người bệnh có cảm giác vướng, khó chịu, bị nóng ở bờ mi, nhìn bờ mi tự do đỏ một vùng, sờ thấy rất đau. Sau một vài ngày có thể thấy một điểm màu vàng trên nền hơi sưng lên, đó là mủ (còn gọi là ngòi mủ). Khi ngòi mủ được tháo ra sẽ làm giảm đau nhanh chóng.

Tiến triển của lẹo thường là lành tính. Điều trị bằng kháng sinh tại chỗ, rạch trích lẹo. Nếu lẹo tái phát nên khám chuyên khoa mắt để tìm nguyên nhân. Lẹo ở vùng khóe mắt bên ngoài phải được phân biệt với viêm tuyến lệ cấp tính. Ngoài ra, cần phân biệt với ung thư tuyến sụn mi, ban đầu khi mới có u hay nhầm với chắp, sau khi trích nạo nhiều lần, u lại phát triển to hơn.

Trường hợp của con bạn cần tái khám bác sĩ chuyên khoa mắt để chẩn đoán xác định là chắp, lẹo hay u biểu mô - dạng  giả chắp để điều trị triệt để.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật