Dùng viên đặt âm đạo vẫn không hết viêm, nguyên nhân vì sao?
Lệ Hà (Nam Định)
Viêm âm đạo là chứng bệnh rất hay gặp ở phụ nữ đã có quan hệ tình dục Bệnh hay tái phát nên mất nhiều thời gian để điều trị. Loại thuốc đặt âm đạo mà bạn dùng được phối hợp 3 loại kháng sinh là: neomycin nystatin và polymyxin B có tác dụng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung do vi khuẩn hay tạp khuẩn nấm Liều dùng trong 6 - 12 ngày, không dùng quá 14 ngày.
Cứ 6 tháng bạn lại bị viêm là mật độ tương đối dày viêm âm đạo cũng có nhiều loại, nhiều mức độ nặng nhẹ và việc dùng thuốc mỗi lần không thể giống nhau mãi. Nếu cứ dùng một loại thuốc lại ngắn ngày như vậy thì e rằng dễ bị kháng thuốc tình trạng viêm chỉ đỡ khi đang dùng thuốc khi dừng thuốc chừng 3 - 4 ngày các triệu chứng viêm lại xuất hiện. Do vậy mỗi lần có biểu hiện khó chịu ở vùng kín bạn phải đi khám phụ khoa, làm các xét nghiệm để đánh giá mức độ bệnh. Trong trường hợp bị tái đi tái lại nhiều lần, đã bội nhiễm nặng, phải dùng mỗi ngày đặt 2 viên, một vào buổi tối, một vào buổi sáng, trong 6 - 12 ngày liên tiếp. Với trường hợp nhiễm nhiều loại nấm phối hợp, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng phối hợp thuốc chống nấm (viên fluconazol) đường uống, thậm chí cả thuốc bôi thì bệnh mới khỏi. Để tránh tái nhiễm, cần điều trị cho cả vợ và chồng.
Để thuốc phát huy hiệu quả điều trị tốt nhất, nên đặt thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ, đặt xong nằm nghỉ luôn. Nếu đặt vào lúc khác thì sau khi đặt phải nằm nghỉ vài tiếng. Cần đẩy viên thuốc vào càng sâu trong âm đạo càng tốt. Chú ý không được đặt thuốc trong thời gian kinh nguyệt điều trị phải hoàn tất trước khi có kinh.
Lưu ý tránh giao hợp trong suốt thời gian điều trị bằng viên đặt. Thuốc có thể gây dị ứng nhất là với những người có sẵn bệnh dị ứng cơ địa nhạy cảm. Tình trạng dị ứng thường biểu hiện bằng ngứa rát nhiều, có thể bị viêm đỏ, nổi mẩn vùng kín nhiều hơn.
Vì vậy nếu dị ứng nhẹ, tiếp tục liệu trình điều trị. Nếu nặng, cần ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ để có thể đổi thuốc khác. Tránh lạm dụng thuốc đặt âm đạo. Nhiều trường hợp thấy hơi ngứa ngáy đã vội vàng đặt thuốc hay không kiên trì đặt hết liều điều trị, bỏ thuốc giữa chừng, sẽ gây nên sự kháng thuốc, làm mất cân bằng sinh thái hệ vi sinh, gây bội nhiễm các tác nhân gây bệnh khác, bệnh càng khó chữa hơn.
- Ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày thì không gây hại? Sự thật... (Thứ năm, 12:35:04 25/03/2021)
- Vì sao hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường? (Thứ năm, 16:44:07 18/03/2021)
- Khi nào nổi hạch là dấu hiệu ung thư? Nổi hạch kèm dấu hiệu... (Thứ Ba, 08:58:01 02/02/2021)
- Những ai có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ? (Thứ năm, 16:15:01 29/10/2020)
- Nhạc sĩ Trần Tiến bị đồn mắc ung thư vòm họng, căn bệnh... (Thứ năm, 08:30:06 08/10/2020)
- Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì? (Thứ bảy, 18:00:04 03/10/2020)
- Vì sao răng sữa bị sâu? (Thứ sáu, 15:31:01 02/10/2020)
- Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? (Thứ Ba, 10:35:03 22/09/2020)
- Triệu chứng thường gặp khi bị đau gót chân (Thứ sáu, 13:31:01 18/09/2020)
- Cơ thể xuất hiện "1 tím 2 yếu 3 nhiều” cảnh báo tim gặp... (Chủ nhật, 07:32:03 16/08/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023