Kiêng kỵ khi mắc thủy đậu - Các bạn tham khảo thêm về bệnh này nhé!

Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi; tránh xa những thức ăn có tính nóng, cay, nhiều gia vị.

Câu hỏi 1: Bác sĩ ơi, em đang bị thủy đậu. Em 19 tuổi rồi mà vẫn bị, hiện em đang uống và bôi thuốc rồi, nhưng chừng nào mới khỏi và có phải kiêng kỵ gì không ạ?

Trả lời:

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, do vi rút gây ra, lây nhiễm từ người bệnh sang người lành bệnh thủy đậu tuy không nguy hiểm nhưng sẽ gây nhiều biến chứng phức tạp như nhiễm trùng ngoài da.

Bệnh thủy đậu khi mới phát bệnh, trên cơ thể nổi những mụn nước màu hồng nhạt ở mặt, chân, tay, và nhanh chóng lan ra toàn thân. Người bệnh có thể bị từ vài nốt đến hơn 500 mụn nước trên cơ thể tùy theo bị nhiễm nặng hay nhẹ và cơ địa sức đề kháng của từng cơ thể.

Ở những vùng bị nổi mụn nước, người bệnh có cảm giác ngứa rất nhiều, nếu càng gãi, mụn nước bị vỡ ra thì bệnh càng nặng và có nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng sẽ nghiêm trọng hơn. Thông thường, các nốt mụn nước tồn tại từ 4-6 ngày, sau đó mụn sẽ khô dần, bong tróc và không để lại sẹo.

Theo như mô tả, cháu chỉ nói cháu đang uống và bôi thuốc nhưng cháu không nói rõ các mụn của cháu nhiều hay ít, hiện đang khô hay đang đóng vẩy, cháu đang uống thuốcđông y hay tây y, nên không thể nói chính xác bao lâu cháu khỏi được.

Bệnh thủy đậu thường lành tính nếu không có bội nhiễm bệnh thủy đậu sẽ khỏi sau khoảng 7-10 ngày khi các nốt thủy đậu đóng vẩy.

Trong thời gian này, cháu cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc áo quần thông thoáng, hút mồ hôi để tránh bị nhiễm khuẩn Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụichế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất để cơ thể có sức đề kháng tốt chống lại mầm bệnh phát triển. Không nên ăn những thức ăn có tính nóng, cay, nhiều gia vị sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng và cảm giác ngứa tăng nhiều hơn.

Nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước có tác dụng thanh nhiệt, giải độc để cơ thể bài tiết độc tố ra ngoài. Hạn chế ra gió, lạnh, tiếp xúc với nước lạnh đề phòng bị viêm họng viêm phổi rối loạn tiêu hóa

Câu hỏi 2: Xin hỏi bác sĩ, bệnh thủy đậu có thể tắm bằng xà phòng tắm hay chỉ tắm bằng nước ấm? Tiếp xúc với nước (giặt quần áo, nấu cơm) nhiều có ảnh hưởng gì không?

Trả lời:

Bệnh thủy đậu do vi-rút Varicelle Zoster gây nên, có thể bị quanh năm nhưng thường gặp nhiều ở mùa đông xuân. Bệnh xảy ra phần lớn ở trẻ em

Khi người lớn mắc bệnh thường hay có các biến chứng nặng. Bệnh lây qua việc tiếp xúc với chất dịch của người bệnh qua da, quần áo, qua việc tiếp xúc với nước bọt của người bệnh, qua đường không khí khi giao tiếp với người bệnh thủy đậu. Khi mắc bệnh thủy đậu phải cách ly ngay người bệnh cho đến khi các nốt thủy đậu đóng vảy.

Khi bị mắc bệnh, nên thường xuyên tắm rửa bằng nước ấm pha muối loãng hoặc xà phòng trung tính có tác dụng làm dịu cơn ngứa, làm sạch da, tránh bội nhiễm Ăn uống đủ chất dinh dưỡng tăng cường chất bổ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Khi sốt cao trên 38,5 độ C cần hạ sốt nhưng không được dùng Aspirin. Trường hợp nặng có thể dùng các thuốc chống vi-rút: Acyclovir, Vidarabin, Lamivudin… Trường hợp nhẹ: Không cần cho uống thuốc, chỉ kiêng lạnh, kiêng gió, giữ vệ sinh da thật tốt.

Bạn nên kiêng nước, kiêng gió đề phòng biến chứng của thủy đậu như viêm họng viêm phổi tiêu chảy

Chúc sức khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật