Nếu xuất hiện 5 dấu hiệu này, có thể trẻ mắc chứng tự kỷ

Thông tin liên quan đến hội chứng tự kỷ ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế, vì vậy có thể ảnh hưởng đến việc điều trị cho trẻ.

Theo Medicalxpress, một thống kê gần đây của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh dịch Mỹ cho thấy tỷ lệ trẻ bị tự kỷ đang ngày càng tăng, cứ 88 bé thì có một em bị tự kỷ Tại Việt Nam, thống kê của ngành giáo dục Hà Nội tự kỷ là khuyết tật có tỷ lệ cao nhất ở trường học, chiếm 30% học sinh mắc các khuyết tật học đường. Con số này được cho là chưa phản ánh hết thực trạng vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không thể đến trường.

Connie Kasari, giảng viên Tâm lý Phát triển con người và Tâm lý tại UCLA, đưa ra 5 dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị tự kỷ, giúp cha mẹ sớm nhận biết và điều trị kịp thời cho con:

Trẻ không phản ứng khi được gọi tên

Trẻ tự kỷ thường không phản ứng khi được gọi tên, trong khi bé dưới một tuổi phát triển bình thường sẽ phản ứng với tên của mình bằng cách hướng sự chú ý vào người gọi.

Trẻ phản ứng với âm thanh, song có chọn lọc. Ví dụ, trẻ tự kỷ có thể không nhận ra cha mẹ đang gọi tên mình, nhưng lại đột ngột phản ứng bất ngờ với tiếng nói từ tivi. Nhiều phụ huynh nghĩ nhầm trẻ có vấn đề thính giác. Đây là dấu hiệu cho thấy cha mẹ cần để ý kỹ phản ứng của con mình hơn.

Trẻ không tham gia vào cuộc vui chung

Trẻ tự kỷ sẽ không hay nhìn theo hướng chỉ tay của người khác, không quan sát từ đồ vật sang người, cũng không khoe hoặc chỉ đồ vật hoặc đồ chơi cho bố mẹ. Trong khi trẻ bình thường có xu hướng tham gia vào cuộc vui chung, thường nhìn theo hướng tay chỉ; hoặc khoe đồ chơi với người khác và cười đùa vui vẻ.

Trẻ không biết bắt chước

Trẻ con thường sẽ bắt chước người khác như vẫy tay, vỗ tay hay những cử chỉ tương tự khác. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ sẽ ít thể hiện biểu cảm nét mặt hoặc cử chỉ theo người khác, và đặc biệt trẻ không bắt chước.

Trẻ không đáp ứng cảm xúc

Trẻ thường luôn đáp ứng với người khác; chúng cười khi ai đó mỉm cười với chúng, khóc khi ai dọa nạt hay có biểu hiện gương mặt đáng sợ. Trẻ tự kỷ có thể không phản ứng với nụ cười hoặc lời mời chào của người khác, cũng không quan tâm hay bị chi phối bởi thái độ, nét mặt của người khác.

Trẻ không chơi các trò chơi giả vờ

Khả năng 'chơi giả vờ' thường phát triển vào cuối tuổi lên 2. Ví dụ, trẻ có thể giả vờ là mẹ ru búp bê ngủ, chải tóc hay nấu ăn cho búp bê. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ thường không hề kết nối với các đồ vật, khả năng 'chơi giả vờ' không xuất hiện ở trẻ tự kỷ dưới 2 tuổi.

Số liệu thống kê về chứng tự kỷ rất đa dạng, nhưng CDC ước tính khoảng một trong số 68 trẻ em ở Mỹ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ trong giai đoạn 2000 - 2010, so với một trong 150 trường hợp vào năm 2000.

Alexandra Perryman, nhà phân tích hành vi của Chương trình Tự kỷ Đầu tiên thuộc UPMC Theiss cho biết: 'Tôi nghĩ rằng đó có thể là sự kết hợp của tỷ lệ và chẩn đoán'. 'Tiêu chuẩn chẩn đoán đang thay đổi và điều đó dẫn đến nhiều trẻ hơn được chẩn đoán mắc hội chứng này'.

Tiến sĩ Halladay cho hay: 'Chắc chắn thay đổi tiêu chuẩn chẩn đoán và nhận thức tốt hơn về ASD có ảnh hưởng đáng kể tới chẩn đoán của chuyên gia. Tuy nhiên, không có thể khẳng định nó chính xác 100% đối với nhiều trường hợp'. 

Những bé trai được xác định mắc hội chứng này nhiều hơn bé gái

Các rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện nhiều hơn ở nam, gấp khoảng 4,5 lần hơn nữ giới. Mọi người thuộc mọi chủng tộc và sắc tộc có thể được chẩn đoán mắc rối loạn phổ tự kỷ. Mặc dù các bé trai có xu hướng bị chẩn đoán sớm hơn và thường xuyên hơn các bé gái, thì ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy số trường hợp mắc bệnh ASD ở trẻ em gái cũng đang gia tăng đáng kể.

Theo Perryman, việc chẩn đoán cũng có thể bắt nguồn từ suy nghĩ của chính bạn. Bạn cho rằng “các cô gái thường nhút nhát, không có gì lạ nếu các bé gái không nói chuyện và chỉ thích chơi một mình'. Đối với các bé trai, việc các bé chơi với bạn bè và nghịch ngợm là chuyện đương nhiên. Khi bé trai không muốn chơi với bạn bè của mình, điều đó lại dễ bị lầm tưởng là triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ.

Mắc tự kỷ ngay từ trong bụng mẹ.

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng sự kết hợp các yếu tố di truyền và môi trường làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn phổ tự kỷ nhưng vẫn còn nhiều điều chưa thể hiểu hết. Có bằng chứng mới cho thấy trẻ em có thể bắt đầu phát triển chứng tự kỷ trước khi chúng được sinh ra. 'Đây là một thời điểm rất quan trọng', Halladay giải thích. Chúng ta biết đó là do sinh non vì đã xác định được các tế bào trong não của những người bị chứng tự kỷ khác nhau. Các tế bào này phát triển trước khi đứa trẻ được sinh ra.

Nghiên cứu dường như gợi ý rằng một số loại thuốc được dùng trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ (như valproic acid, thuốc theo toa dùng để điều trị chứng động kinh). Cha mẹ lớn tuổi cũng nguy cơ có con bị chứng tự kỷ cao hơn và một người nguy cơ mắc chứng rối loạn tự kỷ hơn nếu họ có anh chị em ruột bị ASD.

Trẻ tự kỷ có nhiều khả năng bị các bệnh khác

Những người bị chứng rối loạn tự kỷ cũng có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh khác. Khoảng 2% người mắc chứng ASD có hội chứng X dễ vỡ, rối loạn di truyền gây ra tình trạng khuyết tật về trí tuệ khoảng 39% người tự kỷ mắc chứng động kinh khi họ trưởng thành. Hơn nữa, những người mắc ASD cũng có thể dễ bị lo lắng, ADHD trầm cảm các vấn đề về ngủ dị ứng và các vấn đề về dạ dày

Văcxin không phải là nguyên nhân gây ra tự kỷ

Halladay nói: 'Văcxin không phải là một trong những nguyên nhân. Lý thuyết này được bắt đầu sau khi một nghiên cứu nhỏ năm 1998 tuyên bố tìm thấy mối liên quan giữa văcxin phòng sởi quai bị và sởi Đức với chứng tự kỷ. Nghiên cứu đó đã bị đánh giá là một thiếu sót. Thimerosal, một thành phần văcxin khác đã từng nghĩ là làm tăng nguy cơ tự kỷ, cũng không liên quan đến ASD (từ năm 2001, nó đã được giảm hoặc loại bỏ bằng văcxin). Nghiên cứu tiếp theo đã liên tục tìm ra văcxin an toàn và xác định không có mối liên hệ giữa tiêm chủng trẻ em và chứng tự kỷ.

Cần chữa trị đúng cách

Không có phương pháp chữa hoàn toàn chứng tự kỷ, nhưng can thiệp sớm có thể giúp trẻ em tự kỷ phát triển mạnh. Ứng dụng phân tích hành vi (ABA) và nghề nghiệp, ngôn từ và các liệu pháp vật lý thường được sử dụng. ABA có thể có nhiều bằng chứng nhất. Perryman, một nhà phân tích hành vi cho hay: 'Nó hoạt động bằng cách xác định các nguyên nhân tại sao trẻ em lại có các hành vi đó'. “Ví dụ, các hoạt động như giận dữ và vẫy tay thường bị kích hoạt bởi sự thất vọng của việc không thể diễn tả rằng bạn đang đói'.

Bạn cũng có thể sử dụng kỹ năng liên lạc thông qua mắt. Perryman cho biết: 'Trẻ càng sớm được chữa trị càng có nhiều lợi ích khi giao tiếp và kỹ năng xã hội'. Ngoài ra còn có các loại thuốc có sẵn để giúp điều trị một số triệu chứng của ASD, như thuốc chống trầm cảm thuốc chống động kinh, hoặc thuốc giúp tập trung.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật