Những việc cần làm trước khi cho trẻ đi tiêm phòng

Trước khi tiêm phòng vắc-xin cần tìm hiểu để biết được lợi ích cũng như các tác dụng phụ và tai biến có thể xảy ra khi tiêm chủng.

Đó là ý thông tin PGS.TS Phạm Nhật An, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.

Ngoài ra, cần biết lịch tiêm chủng để có thể cho trẻ đi tiêm chủng đúng thời hạn (để tác dụng phòng bệnh đạt hiệu quả cao hơn) và các trường hợp trì hoãn hoặc không có chỉ định tiêm chủng. Phải bảo đảm trẻ không có vấn đề gì về bệnh tật sức khỏe (nếu có thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng).

Cũng theo PGS.TS Phạm Nhật An, mặc dù các loại vắc-xin đều được thử nghiệm về tính an toàn trước khi đưa vào tiêm chủng nhưng trong quá trình tiêm vẫn có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn nhưng với tỉ lệ rất ít.

 

Các phản ứng có thể gặp khi tiêm chủng chia làm hai loại. Một là, các tác dụng phụ thường gặp nhưng không gây nguy hiểm cho trẻ, gồm có: đau tại chỗ tiêm, có thể hơi sưng đỏ, sốt - thường sốt nhẹ, quấy khóc biếng ăn tiêu chảy;... tùy loại vắc xin Những dấu hiệu này dễ dàng nhận biết, trẻ chỉ cần được điều trị triệu chứng và sẽ hết trong vòng một vài ngày, nhưng vẫn cần phải theo dõi để đề phòng các diễn biến nặng.

Thứ hai, các tai biến nguy hiểm có thể gây ra sau tiêm chủng – điều này rất hiếm xảy ra, nặng nhất là các phản ứng sốc phản vệ (sau khi tiêm khoảng vài phút trẻ sẽ có biểu hiện hốt hoảng, da xanh tái khó thở dẫn đến tình trạng suy hô hấp trụy tim mạch.

Trẻ cần phải được xử trí cấp cứu kịp thời. Vì vậy, tại các địa điểm tiêm chủng cần được trang bị các hộp chống sốc). Ngoài ra là các tai biến khác có thể gây bệnh lý về thần kinh (viêm não viêm dây thần kinh áp xe tại chỗ tiêm, gây liệt, bại... tùy theo loại vắc-xin) cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật