Pgs.Ts Phạm Mạnh Hùng: Gần 200.000 người VN tử vong mỗi năm do tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Mỗi năm, ước tính khoảng 200.000 người Việt Nam tử vong do các bệnh lý tim mạch, cao hơn cả số tử vong do ung thư. Để hưởng ứng ngày tim mạch thế giới - Vì “một trái tim khỏe” và giúp người dân nhận thức hiểu rõ hơn về bệnh lý nguy hiểm này. 

Phóng viên: Xin ông cho biết, thực trạng bệnh lý tim mạch ở Việt Nam trong những năm gần đây?

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng: Ở nước ta hiện chưa có thống kê đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh tim mạch trong cộng đồng, nhưng  thực tế bệnh tim mạch gia tăng hàng năm rất nhanh chóng thể hiện qua các năm 1980 khoảng 10% bệnh nhân mắc tăng huyết áp nhưng đến năm  2009 tăng lên 27% ở người lớn.

Còn tại trong bệnh viện, theo thống kê bệnh lý  tim mạch không lây nhiễm như bệnh động mạch vành tăng cao nhanh chóng ví dụ  tại phòng Tim mạch can thiệp – Viện Tim Mạch Việt Nam  trước đây khoảng 10 năm can thiệp khoảng 300 ca bệnh nhân bị bệnh động mạch vành/ năm.  

Nhưng tới năm 2016 đơn vị can thiệp khoảng 3500 ca/ năm điều này cho thấy tốc độ gia tăng gấp hơn 10 lần trong 10 năm qua. Như vậy có thể nói tỷ lệ bệnh tim mạch gia tăng nhanh chóng và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Phóng viên: Bệnh lý nào của tim mạch đang là nguy cơ gây ra tử vong cao nhất, thưa ông?

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng: Bệnh lý tim mạch là trong nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người lớn. Tại Việt Nam các bệnh không lây nhiễm chiếm 66% tổng số gánh nặng bệnh tật và 72% trường hợp tử vong mỗi năm; trong đó, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch chiếm 33%. Gần 200.000 người tử vong do tim mạch/năm. Điều đáng báo động là tình trạng tử vong do các bệnh tim mạch chủ yếu là do không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tất cả các bệnhtim mạch đều nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao, trong số đó, các bệnh động mạch mạch vành và đột quỵ não là những nguyên nhân gây tử vong hoặc tàn phế chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó bệnh động mạch vành do nhồi máu cơ tim cấp, hội chứng vành cấp có thể gây tử vong ngay hoặc dẫn đến hậu quả suy tim và nguy cơ tử vong sau đó.

Tai biến mạch não cũng rất nguy hiểm, ngoài ra bệnh tim mạch khác cũng nguy hiểm không kém. Cách đây 30 năm nhồi máu cơ tim là bệnh lý khá hiếm gặp ở nước ta. Tuy nhiên, hiện nay các bệnh này đã trở nên phổ biến, gặp hàng ngày tại mọi cơ sở y tế.

Phóng viên: Vậy xin ông cho biết dấu hiệu cho thấy mắc các bệnh lý về tim mạch nguy  hiểm này?

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng: Tuyệt đại đa số bệnh lý tim mạch  thời gian đầu có diễn biến âm thầm, không có dấu hiệu để cảnh báo và ai cũng có thể mắc bệnh lý tim mạch. Vì vậy, không nên đợi có dấu hiệu bệnh lý rõ rồi mới tới y tế cơ sở để khám thì rất nguy hiểm.

Do đó, cần phải chú ý, khám sức khỏe định kỳ và sàng  sàng lọc là vô cùng có ý nghĩa, nếu khám sớm mới nhận biết được các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch để khống chế và kiểm soát kịp thời thì mới có thể ngăn ngừa được hiệu quả các biến cố tim mạch ví như bệnh lý như huyết áp thì phải đo mới biết được các thông số.

Mỡ, đường trong máu cao phải qua xét nghiệm mới biết được vì không có dấu hiệu đặc hiệu... Một khi đã bị biến chứng bệnh tim mạch,  một số dấu hiệu kinh điển gợi ý bạn có thể bị bệnh tim mạch là: khó thở khi gắng sức hoặc xuất hiện đột ngột đau thắt ngực hồi hợp trống ngực phù chân vv.

Ngoài ra có thể nhận thấy các biểu hiện khác như chân tay yếu đi, đi cách hồi hoặc mệt đột ngột không có lý do đau đầu chóng mặt… điều phải đến cơ sở y tế để khám và tư vấn cụ thể vì rất có thể đây là một trong các biểu hiện của bệnh lý tim mạch hoặc một bệnh cảnh nào đó nguy hiểm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật