Phòng ngừa thoái hóa khớp như thế nào để mang lại hiệu quả?

Một đời sống sinh hoạt điều hoà, chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể giúp bạn phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Thoái hoá khớp là một căn bệnh phổ biến nhất là ở người già và người có lối sống và chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Bệnh này gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như gai cột sống thoát vị đĩa đệm… Hiện nay thoái hoá khớp đang có xu hướng 'trẻ hoá'. Nắm bắt kiến thức đầy đủ giúp bạn xây dựng kế hoạch phòng bệnh.

Thế nào là thoái hoá khớp?

Thoái hoá khớp là một loại tổn thương khớp do mất sụn hoặc tổn thương mặt khớp. Bệnh hay xuất hiện tại các khớp thường xuyên chịu sức nặng, ngay cả trọng lượng cơ thể như cột sống, khớp gối, khớp tay chân. Đây là bệnh thường gặp nhất trong các loại thương tổn viêm khớp. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ.

Nguyên nhân gây bệnh có thể do yếu tố tuổi. Khi bạn già, khớp không còn linh hoạt, dễ bị tổn thương. Hiện tượng thoái hoá khớp xảy ra, tác động đến khớp khiến bạn khó khăn trong vận động.  

Ngoài ra, những người còn trẻ mà đã bị thoái hoá khớp có thể do nhiều nguyên nhân khác. Đặc biệt là do bệnh tật như bệnh béo phì bệnh gút… hoặc những người thường xuyên chịu chấn thương. Những tình trạng này khiến dịch khớp không được tiết như bình thường làm khớp không được bôi trơn, gây ra hiện tượng thoái hoá. Người có cấu trúc khớp bất thường dễ bị thoái hoá khớp hơn người khác.

Triệu chứng

Bằng việc quan sát, cảm nhận chủ quan, bạn có thể nhận biết một số triệu chứng của tình trạng thoái hoá khớp.

Các cơn đau xuất hiện tại các khớp bị thoái hoá. Cơn đau âm ỉ và tăng dần khi vận động. Khớp bị thoái hoá khiến bạn khó khăn trong vận động. Thậm chí, khi sờ vào vị trí khớp bạn có thể nhận thấy sự biến dạng của chúng. Trong đó có tình trạng gù, vẹo...

Ngoài ra, thoái hoá khớp có thể đi kèm các triệu chứng teo cơ, đầu gối kêu lục cục, tràn dịch khớp…

Tuy nhiên, khi đến bệnh viện các bác sỹ sẽ tiếp tục chụp X-quang cho bạn để xác định chính xác khớp của bạn có các dấu hiệu thoái hoá hay không. Một số dấu hiệu cơ bản của tình trạng này là hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và phát hiện gai ở xương, nhất là cột sống.

Điều trị

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoạt, Chuyên khoa Chấn thương, chỉnh hình bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội thì không có thuốc điều trị quá trình thoái hoá. Các bác sỹ sẽ điều trị triệu chứng giúp phục hồi chức năng khớp, từ đó hạn chế tác động của quá trình thoái hoá. Bác sĩ cũng cho biết, việc điều trị thoái hoá khớp mất khá nhiều chi phí. Ở các nước phát triển, bệnh nhân có thể thay khớp. Song với một nước đang phát triển như Việt Nam, chi phí cho ca phẫu thuật này quá lớn với mỗi gia đình

Bạn nên đến các bệnh viện uy tín để khám và chữa trị, không nên tự ý mua thuốc điều trị vì có thể làm tình trạng trở nên nặng nề.

Phòng ngừa

Tiến sĩ Hoạt cho biết, mặc dù ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng bệnh thoái hoá khớp có thể phòng ngừa bằng những biện pháp đơn giản.

Cách tốt nhất là xây dựng chế độ sinh hoạt dinh dưỡng điều độ. Bạn cần kết hợp giữa rèn luyện thể thao với căn bằng các chất trong mỗi bữa ăn. Việc này nên được thực hiện ngay từ khi chưa xuất hiện tình trạng thoái hoá khớp. Giới văn phòng phải ngồi nhiều nên tranh thủ vài phút giải lao để thư giãn, tập bài thể dục nhẹ nhàng chứ không nên tiếp tục ngồi.

Trong các môn thể thao, bạn nên chọn những môn ít có khả năng gây thương tổn cho khớp như đi bộ, dưỡng sinh… Những bài tập nhẹ nhàng mang lại nhiều ích lợi hơn bạn nghĩ. Khi cảm thấy khớp mệt mỏi bạn không nên tiếp tục vận động làm khớp thêm tổn thương. Bạn có thể nghỉ ngơi vài giờ trước khi tiếp tục.

Để khớp giảm khả năng thoái hoá, bạn không nên ăn quá mặn hoặc ăn quá ngọt. Khi cảm thấy cơ thể có tình trạng béo phì nên tiến hành chế độ ăn kiêng hợp lý. Cuối cùng, các chất kích thích là kẻ thù của khớp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật