Thêm hi vọng sống cho bệnh nhân ung thư gan bằng phương pháp gì?

Với kĩ thuật mới cấy hạt vi cầu phóng xạ Y-90, bệnh nhân ung thư gan giai đoạn muộn sẽ có thêm hi vọng sống.

Một bệnh nhân nam 59 tuổi, ở Hà Nội vào viện vì đau tức vùng hạ sườn phải, sút 3 kg trong 2 tháng. Qua siêu âm các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai phát hiện u ở gan khối u gan phải kích thước khá lớn 8,5x7,2 cm; u gan trái là 3,1x2,1 cm. Sau các xét nghiệm khác, bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư đại tràng xích ma loại biểu mô tuyến di căn gan.

Các bác sĩ cho biết, vì bệnh đã ở giai đoạn muộn, không có chỉ định phẫu thuật, bác sĩ quyết định phối hợp các phương pháp điều trị. Bệnh nhân được hóa trị toàn thân dùng thuốc trúng đích điều trị ung thư đại tràng; đồng thời cấy hạt vi cầu phóng xạ Y-90 để điều trị u ở gan.

Sau 6 tháng kết quả điều trị diễn biến tốt, sau đó, bệnh viện tiếp tục tiến hành phẫu thuật cắt đoạn đại tràng và lấy u gan di căn. Sau 9 tháng điều trị, đến nay bệnh nhân vẫn đang được tiếp tục theo dõi, kỳ vọng kết quả điều trị tốt hơn nữa. 

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư gan trong đó phẫu thuật cắt phần gan mang khối u ghép gan, phá hủy khối u tại chỗ bằng sóng cao tần… chỉ áp dụng khi bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên ở nước ta phần lớn bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Chỉ có khoảng 2% bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn khối u.

Vì vậy xạ trị trong chọn lọc bằng hạt vi cầu phóng xạ Y-90 hay phương pháp tắc mạch phóng xạ là kỹ thuật mới trong điều trị ung thư gan Các hạt vi cầu phóng xạ sẽ được bơm trực tiếp vào động mạch nuôi khối u.

Khối u bị tiêu diệt theo 2 cơ chế: tắc mạch, cắt nguồn dinh dưỡng nuôi u và xạ trị. 90% mạch máu nuôi u là từ động mạch gan, 10% từ tĩnh mạch cửa; các tổ chức lành thì ngược lại. Chính vì thế, với phương pháp này các tổ chức u lành ít bị ảnh hưởng, khối u bị tiêu hoàn toàn hoặc giảm thể tích.

Tiến sĩ Mai Trọng Khoa, Phó giám đốc bệnh viện Bạch Mai cho biết, hơn 50 bệnh nhân đã được điều trị bằng kỹ thuật mới này và cho kết quả tốt, an toàn, cảm nhận bệnh nhân thấy chấp nhận được, biến chứng phải xử lý ít hơn nhiều với kỹ thuật khác, nguy cơ tái phát bệnh thấp. Với bệnh ung thư cần theo dõi 3-5 năm mới có thể đánh giá được hiệu quả của phương pháp mới này.

Tuy nhiên việc áp dụng kỹ thuật mới này giúp mang lại cho bệnh nhân thêm hy vọng được sống. Nó được chỉ định trong những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khi các phương pháp điều trị khác đều thất bại, thể trạng bệnh nhân còn tốt...

Điều quan trọng, chi phí cho một ca điều trị bằng kỹ thuật này khoảng 300-400 triệu đồng, tương đương với cả quá trình điều trị gần một tháng xạ trị bằng máy gia tốc. Bệnh nhân không cần phải ra nước ngoài điều trị với chi phí đắt đỏ.

Kỹ thuật này đã được áp dụng tại Mỹ, châu Âu và một số nước châu Á như Singapore, Philippine...Tại nước ta có 3 bệnh viện lớn trong nước triển khai kỹ thuật này gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật