Thoát vị đĩa đệm cột sống có thể gây ra việc gì trong đời sống

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi bao xơ vòng sợi bị rạn rách một phần hoặc mất khả năng chun giãn, tạo điều kiện cho nhân nhầy dịch chuyển khỏi vị trí sinh lý của nó. Sự dịch chuyển này có thể gây ra chèn ép màng cứng, rễ dây thần kinh hoặc chèn ép tủy.

Một số thống kê ở nước ngoài cho thấy, khoảng 1/3 dân số trên tuổi trưởng thành có thoát vị đĩa đệm trong số có 1% có các triệu chứng lâm sàng ở mức cần điều trị tích cực.

Đĩa đệm thoát vị có thể chèn ép lên bao màng cứng tủy sống và hoặc các rễ thần kinh, gây hội chứng chèn ép tủy chèn ép rễ thần kinh với các dấu hiệu như đau tê, teo hay liệt cơ ở các vùng phân bố của rễ thần kinh, rõ nhất là tứ chi. Các triệu chứng này làm giảm rõ rệt khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Hiểu rõ quy luật nêu trên, chúng ta thấy việc điều trị bảo tồn dự phòng các nguyên nhân trên là một điều không thể coi nhẹ, ngay cả một số bệnh nhân đã được can thiệp bằng ngoại khoa. Tuy vậy, các phương pháp điều trị bảo tồn như nghỉ ngơi uống thuốc châm cứu vật lý trị liệu nắn bóp… không phải lúc nào cũng cho ta một kết quả mong muốn, đặc biệt là ở những bệnh nhân có thoái hóa cột sống nặng với các ổ thoát vị lớn gây hội chứng chèn ép tủy và rễ thần kinh. Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại kết quả, đó là lúc bệnh nhân có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa, bằng hai phương pháp: xâm lấn và ít xâm lấn.

Mổ hở là phương pháp kinh điển có từ năm 1934 đến nay vẫn được áp dụng nhiều, có chỉ định rộng rãi, ngoại trừ những bệnh lý kèm theo mà trong mổ hở chống chỉ định kể cả phần gây mê.

Tuy nhiên, phương pháp mổ hở cũng chứa nhiều rủi ro và phá hủy một phần cấu trúc cột sống.

Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da (gọi tắt là PLDD, từ thuật ngữ tiếng Anh Percutaneous Laser Disc Decompression) là một phương pháp can thiệp tối thiểu được Choy và Ascher đề xuất và thực hiện đầu tiên vào năm 1986 tại Áo. PLDD là phương pháp mới trong điều trị thoát vị đĩa đệm Hiện nay hầu hết các nước tiền tiến trên thế giới, nhất là Mỹ đã ứng dụng trên lâm sàng trong suốt 26 năm qua với những cải tiến mới về thiết bị và kỹ thuật.

Gian Paolo Tassi, nhà phẫu thuật thần kinh nổi tiếng của Italia, đã so sánh kết quả 500 trường hợp cắt đĩa đệm bằng vi phẫu và 500 trường hợp thực hiện thủ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cả 1.000 trường hợp này đều do chính ông thực hiện (2006) và ông đã có nhận xét như sau: “Chúng tôi không chứng minh rằng PLDD tốt hơn cắt đĩa đệm vi phẫu hoặc nguợc lại, nhưng có thể bàn luận rằng PLDD với các số liệu hậu thuẫn và kết quả trong 19 năm, thể hiện là một kỹ thuật can thiệp tối thiểu, nó được chọn lựa thay thế hiệu quả và an toàn trong bệnh nhân bị đau do thoát vị đĩa đệm mà không đáp ứng với điều trị bảo tồn quy uớc”.

Cùng với sự phát triển khoa học trong lĩnh vực y tế, một số phương pháp can thiệp ít xâm lấn hơn được áp dụng như mổ nội soi ăn mòn bằng men, laser, ozone, thấu nhiệt bằng sóng radio…

Mỗi phương pháp can thiệp ít xâm lấn cũng như mổ hở đều có những ưu thế và hạn chế của nó. Vấn đề là người thầy thuốc cần tư vấn cho bệnh nhân hiểu rõ, giúp cho người bệnh có niềm tin vào phương pháp mà mình đã chọn.

Như phần nguyên nhân bệnh sinh đã nêu ở trên, điều trị thoát vị đĩa đệm dù là mổ hở, mổ nội soi hay các thủ thuật ít xâm lấn thì nó cũng chỉ mới giải quyết được sự chèn ép do đĩa đệm thoát vị.

Có thể nói các phương pháp này chỉ là mới giải quyết phần ngọn, mà chưa giải quyết được nguyên nhân bệnh sinh.Vì vậy, sau can thiệp ngoại khoa, bệnh nhân vẫn phải điều trị để làm chậm lại quá trình lão hóathoái hóa cột sống bằng thuốc men, liệu pháp thể dục đúng mức, chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật