Vui buồn thất thường có thể là biểu hiện của tâm thần

Nếu ai đó có dấu hiệu vui buồn cực độ không rõ lý do, bạn cần đưa họ đến các sở y tế chuyên khoa tâm thần để khám và điều trị.

Vui buồn cực độ không rõ lý do

PGS.TS.BS Bùi Quang Huy, Trưởng khoa Tâm thần (Bệnh viện 103) cho biết, hàng ngày khoa luôn tiếp nhận vài trường hợp đến khám vì chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Người bệnh luôn có hai cực cảm xúc là hưng cảm và trầm cảm biểu hiện một cách thái quá và đem lại những hậu quả nguy hiểm. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân đã tự kết liễu cuộc đời trước khi được chữa bệnh.

Ở cực hưng cảm, người bệnh luôn có biểu hiện hân hoan, vui vẻ, sung sướng cao độ không có lý do cụ thể. Có người còn tự cao tự đại quá mức, tự cho mình giàu sang phú quý, có năng lực hơn người, tăng hoạt động yêu thích, sẵn sàng can thiệp vào chuyện người khác, nói nhiều, nói nhanh, nói suốt ngày đêm. Khi hưng cảm, người bệnh ngủ rất ít nhưng không mệt mỏi

Hai trạng thái của chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoàn toàn trái ngược nhau

Hai trạng thái của chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoàn toàn trái ngược nhau

Hưng cảm thường diễn ra trong 4-5 tháng rồi tự khỏi nhưng lại tái diễn. Khi diễn biến nặng, bệnh nhân có thể gặp hội chứng lên đồng (tự cho rằng có ma quỷ nhập) và có xu hướng nghiện ngập (tình dục rượu ma túy cờ bạc mua sắm gây thiệt hại hàng tỉ đồng). Giai đoạn hưng cảm sẽ tự khỏi và kết thúc bằng một giai đoạn bình phục hoàn toàn (có thể kéo dài 1-2 tháng hoặc vài năm).

Tuy nhiên, theo BS Huy, đây chỉ là diễn biến theo chu kỳ của bệnh. Bệnh sẽ tiếp tục tái phát, có thể bằng một giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm. Điều này khiến nhiều người ngộ nhận bệnh đã khỏi, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Ở giai đoạn trầm cảm bệnh nhân luôn có biểu hiện buồn rầu, chán chường, mệt mỏi (nhất là vào buổi sáng) chán ăn (thậm chí nhịn hoàn toàn), sụt cân (nhiều người giảm 10 kg trong 2-3 tháng), không ngủ được, chậm chạp trí nhớ kém. Đáng lo ngại, bệnh nhân luôn có cảm giác muốn chết để kết thúc mọi thứ và có thể lên kế hoạch tự tử.

 

Người bệnh có thể rất hưng phân nhưng cũng dễ bực tức, cáu gắt hay chán nản

Người bệnh có thể rất hưng phân nhưng cũng dễ bực tức, cáu gắt hay chán nản

Nguy hại khôn lường

Theo BS Huy, rối loạn cảm xúc lưỡng cực chiếm 1-2% dân số, không phân biệt giới tính thường gặp ở mọi lứa tuổi, thông thường từ 20-40.

Bệnh này có tính chu kỳ, tái phát suốt đời, có thể bị quanh năm. Ví dụ năm nay người bệnh bị hưng cảm rơi vào tháng 1, đúng vào giai đoạn này năm sau sẽ tái phát.

Để chữa trị, người bệnh phải dùng thuốc với cả 2 giai đoạn, uống suốt đời. BS Huy lo ngại hiện nhiều người đang tự ý dừng uống thuốc khi bệnh tạm khỏi. Nếu phát hiện bệnh sớm và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh sẽ không nguy hại đến tính mạng.

Bệnh lý tâm thần dễ để lại hậu quả nghiêm trọng

Bệnh lý tâm thần dễ để lại hậu quả nghiêm trọng

Tuy nhiên, BS Huy cũng thừa nhận những triệu chứng của bệnh sẽ gây trở ngại tới khả năng lao động học tập và các mối quan hệ gia đình xã hội, tách biệt họ với cuộc sống bình thường. Theo thống kê, những người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực có tỷ lệ ly dị cao gấp 2-3 lần, suy giảm chức năng nghề nghiệp gấp hai lần so với những người bình thường.

Khi hưng cảm thái quá, người bệnh khá ồn ào và có khả năng làm suy kiệt bản thân. Còn trầm cảm là nguyên nhân gây tự tử nhiều nhất. Họ có thể nung nấu ý định tự tử và lên kế hoạch rất chi tiết. Qua đó bác sĩ Huy khuyến cáo đây là căn bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, tuyệt đối không được xem thường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật