Bạn nhất định phải biết: Ăn cà tím thế nào để không bị "tím tái"?

Cà tím là món ăn ưa thích của nhiều người, nhưng nó có chứa khá nhiều chất độc hại cho cơ thể nếu không biết chế biến đúng cách.

Để loại bỏ hoàn toàn những chất độc có trong cà tím và biến thực phẩm này thành món ăn ngon miệng, bổ dưỡng cho sức khỏe các bà nội trợ cần lưu ý chế biến đúng cách.

1. Nên ăn cả vỏ

Vỏ cà tím có chứa rất nhiều các loại vitamin nhóm B và C có lợi cho sức khỏe Hơn thế nữa, nó còn là khắc tinh của các loại độc tố có trong cà tím, giúp hạn chế sự ảnh hưởng của những chất độc này với cơ thể.

Vỏ cà khá mềm, dai và tạo hương vị riêng cho món ăn Chính vì vậy, khi chế biến, không nên bỏ vỏ cà tím, mà nên để nguyên vỏ và sử dụng.

Vỏ cà tím có chứa rất nhiều các loại vitamin nhóm B và C có lợi cho sức khỏe

Vỏ cà tím có chứa rất nhiều các loại vitamin nhóm B và C có lợi cho sức khỏe 

2. Không nên nấu ở nhiệt độ quá cao

Trong cà tím chứa rất nhiều vitamin nhóm A, B, C, PP… và các chất khoáng Chế biến ở nhiệt độ cao, các chất khoáng sẽ bị mất đi và chuyển hóa thành các chất không có lợi cho cơ thể. Trong khi đó, các vitamin sẽ bị hao hụt đến hơn 50%.

3. Nên hầm nhừ, nấu nhỏ lửa

Theo một số nghiên cứu khoa học gần đây protein có trong cà tím khi chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin gây ra các triệu chứng như ngứa da ngứa miệng. Để tránh gặp tình trạng này, bạn nên hầm thật nhừ cà ở nhiệt độ nhỏ, không nên nấu ở nhiệt độ quá cao và nấu thật kỹ trước khi sử dụng.  Đặc biệt với loại thực phẩm này, khi hầm nhừ hoặc ninh đều không làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có mà còn giúp loại bỏ độc tố cực hiệu quả.

4. Ngâm kỹ cà trước khi chế biến

Cà có vị đắng và chất nhựa gây hại cho cơ thể. Chính vì vậy, để loại bỏ hết vị đắng và các chất độc hại, bạn nên ngâm kỹ cà đã thái lát bằng nước muối pha loãng để loại bỏ nhựa, vị đắng cũng như các độc tố.

5. Không nên ăn quá nhiều

Trong cà tím còn chứa nicotin, solanine chất độc nguy hại cho sức khỏe Hàm lượng chất này có trong cà tím cao hơn rất nhiều so với tất cả các loại khác. Vì vậy, để tránh bị nhiễm độc hoặc gây hại cho sức khỏe, không nên ăn quá nhiều cà. Chỉ nên dùng nhiều nhất khoảng 200 - 300g cà tím mỗi tuần.

Để loại bỏ hết vị đắng và các chất độc hại, bạn nên ngâm kỹ cà đã thái lát bằng nước muối pha loãng

Để loại bỏ hết vị đắng và các chất độc hại, bạn nên ngâm kỹ cà đã thái lát bằng nước muối pha loãng

6. Dùng giấm để chế biến

Dù đây là món ăn yêu thích của nhiều người, tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều cà tím. Trong cà tím có chứa một chất là solanine có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ung thư nhưng thực chất nó cũng có tác dụng tương tự như chất gây mê và có thể gây độc cho cơ thể.

Chất này khó hòa tan trong nước bình thường nhưng lại bị hòa tan trong môi trường a-xít chua. Vì vậy, để loại bỏ hết độc tố này, bạn nên ngâm cà bằng giấm trước khi chế biến hoặc cho trực tiếp giấm khi nấu món ăn.

7. Thêm gừng khi chế biến

Nhiều người nghĩ rằng cà tím là thực phẩm nóng nhưng thực chất nó lại là nhóm thực phẩm có tính hàn khá cao. Nhất là vào cuối thu, đầu đông, tính hàn này càng lớn, cà tím còn chứa vị đắng, vì vậy khi chế biến không nên kết hợp với các thực phẩm lạnh mà nên thêm một vài lát gừng. Những người đang bị đau dạ dày hay các bệnh về tiêu hóa nên hạn chế sử dụng thực phẩm này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật