Chế độ ăn uống để cân bằng âm - dương không phải ai cũng biết

Nhờ ẩm thực cân bằng âm - dương trong cơ thể mà người xưa có sức khỏe dẻo dai, hiếm khi phải tìm đến thầy thuốc.

Chọn món ăn phù hợp

Trước khi ăn uống, cần lưu ý xem mình là người thể hàn hay thể nhiệt.

- Người thể hàn khi ăn các món thuộc âm như rau có màu trắng, tím, xanh, các loại gỏi, các loại dưa muối chua, trái cây ướp lạnh, nước ép thường bị lạnh bụng, đi tiêu lỏng.

- Người thể nhiệt khi ăn các món thuộc dương như gia vị cay nóng trong các món gà kho gừng cá chép kho riềng, vịt kho sả, bao tử hầm tiêu… sẽ dễ bị táo bón đi cầu ra máu, mặt nổi mụn…

Vì vậy, người thể hàn hay thể nhiệt đều cần lưu ý để lựa chọn món ăn cho phù hợp. Với người khỏe mạnh, việc ăn uống thường dễ dàng hơn, ít bị nảy sinh vấn đề “cấp tính”. Song, dù khỏe nhưng ăn uống đơn điệu cũng dẫn đến mất cân đối. Khi ăn uống không phù hợp, cơ thể sẽ báo động qua… chất thải. Nếu 'hàng xuất' quá cứng tức là đã thừa dương, cần ngưng ăn các món làm từ thịt như gà quay, vịt quay… thay vào đó là các loại rau xà lách rau trộn gỏi, trái cây tươi. Còn nếu ăn uống thừa âm thì “hàng” sẽ chứa nhiều nước, người mau mệt, cần bổ sung các món thịt, cá… Do đó, trong ăn uống cân bằng âm - dương cần tập thói quen kiểm tra “hàng xuất kho” mỗi ngày.

Cân bằng âm - dương

Theo BS Hà Thị Hồng Linh - Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, thức ăn thiên về dương giúp cho cơ thể ấm nóng, hưng phấn; thức ăn thiên về âm thì hàn lạnh, an thần. Nếu dùng nhiều món ăn thuộc dương thì cơ thể bị kích thích quá mức, tăng huyết áp… Còn dùng nhiều thức ăn thuộc âm lại bị rối loạn tiêu hóa (tổn hại tì vị) khiến cho đầy bụng khó tiêu…

Người xưa khi nấu ăn đã cân bằng âm - dương, ví dụ: rau bắp cải thuộc âm cho thêm chút gừng thuộc dương để cân bằng; tương tự, canh bí cho thêm tiêu. Các món rau bó xôi rau muống xào tỏi dưa cải muối chua cũng nhằm làm giảm bớt âm tính. Các loại thịt thuộc dương khi nấu nên chế biến các món tiềm, lẩu hoặc trộn với các loại rau, củ trong (xà lách, gỏi…). Kho thịt với cá cũng là cách giảm đi tính dương trong thịt.

Theo lương y Đinh Công Bảy, Hội Dược liệu TP HCM thì bữa ăn 3 món từ đời xưa truyền lại đã cân bằng âm - dương rất tốt. Canh nấu từ rau củ thuộc âm nên “sánh đôi” cùng với các món kho mặn để cân bằng âm - dương. Riêng món xào rau củ cùng với tôm thịt, dầu mỡ và hành tỏi là món hỗ trợ thêm cho món canh và món mặn.
Mất cân đối âm - dương trong thời gian ngắn, cơ thể có thể hồi phục khi ăn uống cân bằng, nhưng nếu trong thời gian dài và có kèm các yếu tố nguy cơ khác (stress, cao tuổi, thiếu vận động, sống trong môi trường ô nhiễm…) có thể bị các bệnh như gút mỡ trong máu ung thư tiểu đường viêm khớp…

Ăn uống cân bằng âm - dương song song với lắng nghe 'phát biểu' từ cơ thể là một trong những cách tránh bệnh.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật