Bé ăn nhiều nhưng chậm tăng cân, giải pháp tốt nhất dành cho mẹ là đây

Một trong những trăn trở lớn nhất của các ông bố bà mẹ là việc con không tăng cân hoặc tăng cân ít trong khoảng thời gian dài liên tục. Trẻ biếng ăn, lười ăn dẫn đến tăng cân chậm là điều không có gì phải bàn cãi. Thế nhưng ngay cả khi bé ăn nhiều vẫn không mấy lên cân thì bố mẹ cần phải lưu tâm.

Chậm tăng cân trong thời gian dài không những ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất của trẻ mà còn là dấu hiệu sớm của suy dinh dưỡng

Dấu hiệu trẻ chậm tăng cân

Dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết trẻ chậm tăng cân đó là nhìn vào chỉ số cân nặng mỗi tháng của trẻ. Bố mẹ cần biết rằng trong 3 tháng đầu, trẻ sẽ tăng trung bình từ 140gr đến 210gr. Từ 3 đến 6 tháng tuổi, mỗi tháng trẻ sẽ tăng khoảng 105gr đến 147gr.

Sau đó, từ mốc 6 đến 12 tháng tuổi, tốc độ tăng trưởng trung bình của trẻ là từ 70gr đến 91gr. Nếu cân năng của trẻ tăng đúng chuẩn, hầu hết các bé tăng gấp đôi trọng lượng chỉ sau 4 tháng khi ra đời và tăng gấp ba lần trọng lượng đó khi bé được 1 tuổi. Những bé phát triển chậm sẽ không thể đáp ứng được những con số này.

Ngoài ra, bố mẹ hãy dựa vào bảng cân nặng chuẩn nhất cho bé trai và bé gái từ 0-5 tuổi năm 2017 được WHO đưa ra.

Nhiều bé ăn nhiều vẫn tăng cân chậm

Nhiều bé ăn nhiều vẫn tăng cân chậm

Ngoài cân nặng, dấu hiệu để nhận biết con "không chịu lớn" như sau:

- Con thờ ơ với môi trường xung quanh, gọi không chú ý.

- Con tránh nhìn trực diện vào người khác.

- Bé luôn cáu kỉnh, khó chịu, khóc lóc.

- Bé không đạt được các mốc phát triển như những trẻ bình thường khác về ngồi, bò và nói chuyện.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân

Giun “tấn công”

- Giun ký sinh trong đường ruột sẽ hút bớt chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn bé ăn vào dẫn đến tình trạng khó tăng cân  

Bữa ăn không đủ chất dinh dưỡng

- Bữa ăn không đủ dưỡng chất và vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ thì dù trẻ có ăn nhiều đến mức nào cũng không thể tăng cân được.

- Ăn nhiều rau quả nhưng thiếu hụt tinh bột protein chất béo hoặc ngược lại

Trẻ ăn không đúng cách

- Bữa ăn thất thường, không đều đặn hoặc ăn quá nhiều vào một lần khiến cho nhịp tiêu hóa của bé bị rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất.

Bé hấp thu kém hệ tiêu hóa không tốt

- Hệ tiêu hóa của bé thiếu đi một vài loại men tiêu hóa hoặc khuẩn tiêu hóa do bẩm sinh hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh Điều này khiến cho chỉ một lượng nhỏ thức ăn được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và năng lượng nuôi cơ thể.

Mẹ không linh hoạt các món ăn cho bé

- Trẻ ăn nhiều và thường xuyên một loại thức ăn nào đó có thể làm cho cơ thể thiếu cơ hội thu nhận các thực phẩm khác, dẫn đến thiếu chất và ảnh hưởng đến quá trình tăng cân của trẻ.

Trẻ ăn quá nhiều chất đạm

Theo các chuyên gia, việc cho trẻ hấp thụ quá nhiều chất đạm không phải là điều tốt bởi nó sẽ làm bé khó tiêu giảm ăn, giảm bú.

Ăn nhiều chất đạm còn gây táo bón làm trẻ cũng không hấp thu được thức ăn, gây tăng gánh nặng cho thận của bé. Hơn nữa chất đạm không phải là nguồn cung cấp năng lượng cho trẻ, muốn tăng cân trẻ phải ăn đủ chất bột đường chất béo.

Giải pháp cho trẻ chậm tăng cân

- Tẩy giun 6 tháng một lần cho bé

- Cho bé ăn đa dạng và đủ chất: không nên cho bé ăn quá ít hoặc quá nhiều một loại thức ăn nào đó trong một thời gian dài.Error: Image could not be d

- Bổ sung dinh dưỡng từ sữa mỗi ngày: Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu nhất cho bé. Nên sử dụng thêm các loại sữa giúp bé tăng cân tốt để tăng nguồn dưỡng chất cho bé mỗi ngày. 

- Nấu các món cháo bổ dưỡng thay đổi khẩu vị cho bé: Trong thực đơn cho trẻ chậm lớn, bố mẹ nên bổ sung thêm các món cháo bổ dưỡng kích thích sự thèm ăn cũng như giúp bé hấp thu tốt. 

- Bổ sung thêm dầu ăn trong khẩu phần ăn: Nhóm chất béo là rất quan trọng trong sự phát triển cân nặng của trẻ, giúp hình thành mô mỡ và tăng khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu quan trọng của cơ thể như vitamin A D,E,K. Các mẹ có thể bổ sung thêm dầu ăn vào cháo hoặc súp để tăng cường chất béo cho trẻ.

- Không lạm dụng quá nhiều chất đạm: Protein sẽ gây ra nhiều hệ lụy phức tạp cho cơ thể non nớt của trẻ. Đặc biệt protein từ nguồn gốc động vật chứa nhiều cholesterolaxit uric lại càngkhông có lợi nếu quá dư thừa.

- Nước ép táo cô đặc: Hỗ trợ kích thích trẻ ăn khỏe, tạo cảm giác ngon miệng. Hỗ trợ tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất trong cơ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật