Nguyên nhân trẻ ăn nhiều nhưng chậm tăng cân và cách khắc phục

“Tôi rất băn khoăn vì sao con tôi trộm vía ăn uống tốt mà rất chậm tăng cân, nhìn chung bé tự ăn và ăn uống rất nhanh”. Đây là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cho vấn đề này”

Nguyên nhân trẻ ăn nhiều nhưng chậm tăng cân

Có một số nguyên nhân thường gặp khiến con ăn nhiều mà vẫn không lên cân như:

Bé ăn nhiều nhưng không đúng cách:

Thức ăn của bé có thể không cân đối và không đủ dinh dưỡng Thức ăn cần chứa đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm tinh bột chất đạm chất béo rau xanh. Thực đơn nên đa dạng hóa để cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng đổi nhiều món, tránh ăn nhiều thức ăn béo, ngọt, dầu, mỡ.

Bé trên 6 tháng tuổi nhưng chỉ bú mẹ hoặc uống sữa không ăn thêm thức ăn khác sẽ gây thiếu chất.

Bé trên 6 tháng tuổi nhưng chỉ bú mẹ hoặc uống sữa không ăn thêm thức ăn khác sẽ gây thiếu chất.

Bé ăn nhiều nhưng kém tiêu hóa, hấp thu:

Theo các bác sỹ khuyến cáo, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa do thường xuyên sử dụng kháng sinh do chế độ dinh dưỡng không hợp lý,….

Hệ vi khuẩn có lợi cho cơ thể thường trú trong ruột bị kháng sinh tiêu diệt dẫn đến biếng ăn kém tiêu hóa, kém hấp thu.

Bé bị nhiễm giun, sán cũng dẫn đến trẻ ăn nhiều nhưng chậm lớn:

Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào. Bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.

Nhu cầu tiêu hao năng lượng cho trưởng cao hơn bình thường:

Ở một số bé, nhu cầu này của bé cao hơn bình thường, bé sẽ cần nhiều hơn năng lượng nạp vào và có thể vẫn chưa đủ. Vì vậy, bé ăn nhiều nhưng vẫn chậm chậm lên cân.

Biện pháp giúp bé tăng cân & cao lớn

Chế độ dinh dưỡng đúng cách:

Điều quan trọng nhất là nên cho con ăn dặm đúng tuổi (từ khi con được 4 - 6 tháng tuổi)

Tăng bữa ăn hàng ngày: Bạn có thể cho bé ăn ngày ăn 5 - 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho thêm bữa tối trước khi ngủ.

Cần cho bé uống đủ sữa mỗi ngày cả về lượng và chất:

Để bé tăng cân và cao lớn nhanh, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày, cần phải giúp bé hấp thu hết các dưỡng chất từ thực phẩm Bạn nên bổ sung các vi khuẩn có lợi (Probiotics) và các chất xơ hòa tan (Prebiotics) từ thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng để giúp bé đạt được yêu cầu này.

Vai trò của các vi khuẩn có ích (Probiotics)đối với hệ tiêu hóa:

Men vi sinh là các vi khuẩn có ích đối với cơ thể con người (Probiotics), thường sống trong ruột và  đóng một vai trò rất quan trọng ở đuờng tiêu hóa đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ men vi sinh có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic acetic, butyric, hàng loạt vitamin axit amin men, hocmon và các chất dinh duỡng quan trọng khác. Nó cũng sinh ra các khí như NH3 CO2 H2S… Quá trình biến đổi đó gọi chung là quá trình lên men, mà nhờ nó, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Ngoài ra, men vi sinh còn cạnh tranh sống với các vi khuẩn gây bệnh, siêu vi nấm giúp trẻ lấn át được tiêu chảy táo bón kích thích hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi lượng vi khuẩn có ích tăng lên thực phẩm sẽ được tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn, giúp bé lớn nhanh.

Vai trò của các chất xơ hòa tan (Prebiotics)đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé:

+ Tái tạo sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruộtvà chống tại các vi khuẩn gây bệnh.

+ Kích thích miễn dịch đường tiêu hóa:

+ Phòng chống táo bón

+ Tăng cường hấp thu khoáng chất: Prebiotic giúp tăng hấp thu canxi tại ruột kết (ruột già). Quá trình lên men tại ruột già các Prebiotics sản sinh ra các axit béo chuỗi ngắn, tạo môi trường axit nhẹ ở ruột già làm tăng hấp thu canxi và khoáng chất.

+ Ngoài ra, Prebiotic còn giúp giảm dị ứng: Phản ứng dị ứng lần đầu tiên trong đời là viêm phong da ở trẻ sơ sinh và thường có nguy cơ cao bị dị ứng sau này. Prebiotics có hiệu quả tích cực làm giảm sự phát triển của viêm phong da ở trẻ sơ sinh

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật