Sai lầm lớn khi cho con ăn nhạt các bà mẹ vẫn đang mắc phải

Vì nghĩ rằng ăn mặn không tốt cho con nên các mẹ có trào lưu cho con ăn nhạt, thậm chí nhạt hoàn toàn. Tuy nhiên việc làm này gây hại cho sức khỏe của con mà các mẹ không hề hay biết.

Trẻ em nếu ăn mặn sẽ dẫn đến thừa cân béo phì Chính vì lí do này mà nhiều cha mẹ hiện nay đang có xu hướng cho con ăn nhạt. Thậm chí, với những trẻ đang ở tuổi ăn dặm trẻ dưới 1 tuổi, hàm lượng muối còn được loại bỏ hoàn toàn khỏi bữa ăn hàng ngày vì nghĩ ăn nhạt ngay từ đầu sẽ điều chỉnh khẩu vị dễ hơn.

Thế nhưng, việc cho con ăn nhạt có thực sự tốt như các mẹ vẫn đang truyền tai nhau hay không?

Cho con ăn nhạt không hề tốt cho sức khỏe của con

Cho con ăn nhạt không hề tốt cho sức khỏe của con

Cho con ăn nhạt là hại con

Muối đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cơ thể của mỗi người. Đối với người trưởng thành, Tổ chức Y tế khuyến cáo có thể ăn 5g muối/ngày, tương đuơng 2000mg natri/ngày. Trẻ nhỏ cùng cần ăn muối cũng như dung nạp Natri hàng ngày nhưng với tỷ lệ giảm đi so với người lớn. Ví dụ, người trưởng thành, nếu ăn 2000-2100 kcl sẽ đuợc ăn 5g muối thì với trẻ được ăn 1000 kcl thì nó sẽ đuợc ăn 2,5g muối/ngày.

Tiến sĩ, bác sĩ Hồ Thu Mai, trưởng Khoa dinh dưỡng bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec khẳng định: “Nếu cho trẻ ăn quá nhạt hoặc nhạt hoàn toàn là một sai lầm. Bởi vì, như chúng ta thấy, trong nước mắt của chúng ta cũng có muối, mồ hôi cũng có muối, nước tiểu cũng có muối… thế nên, nếu ăn nhạt hoàn toàn sẽ dẫn tới hiện tượng cơ thể thiếu điện giải, khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, đồng thời trẻ cũng không hấp thu được hết các dưỡng chất và hậu quả là suy dinh dưỡng, chức năng thận suy giảm…"

Nếu ăn quá nhạt, máu sẽ không hấp thụ được lượng natri cần thiết, từ đó làm giảm thể tích máu trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tụt huyết áp và còn ảnh hưởng đến chức năng não. Bởi vì, não là bộ phận rất nhạy cảm trước sự thay đổi của nồng độ natri.

Nếu bị thiếu muối, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểumồ hôi Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể. Thiếu muối nặng thường gặp ở những người ra quá nhiều mồ hôi hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý. Với trẻ em bị tiêu chảy cần được bù muối và các chất điện giải bằng các dung dịch như: Oresol Hydrit…hoặc nước cháo muối tự nấu ở nhà, trường hợp nặng cần được truyền tĩnh mạch theo chỉ định của thầy thuốc Thiếu muối nặng thì có thể dẫn tới chuột rút hoa mắt chóng mặt hôn mê Nếu không được bổ sung muối kịp thời, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng lịm người khi ngủ co giật thậm chí là ngẩn ngơ hay tử vong

Không cho trẻ ăn mặn không có nghĩa là trẻ không được ăn mặn.“ăn nhạt” và “ăn nhạt hoàn toàn” là khác nhau. Ăn nhạt là nêm nếm gia vị đúng theo độ tuổi của trẻ. Thực tế, việc giảm lượng muối xuống dưới mức cần thiết như nhiều người vẫn làm thực tế còn có hại hơn việc bữa này chúng ta nấu quá tay một tí, mặn hơn một chút.

Khi các mẹ cho trẻ ăn bổ sung thì cần phải nêm mắm muối, gia vị với hàm lượng cho đến khi có cảm giác nơi đầu lưỡi là được. Và hàm lượng này cần tăng dần theo độ tuổi của trẻ. Các mẹ hãy nuôi con theo các thông tin đã được khoa học kiểm chứng chứ đừng nuôi con theo ý kiến số đông.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật