Điều nên tránh khi dùng vitamin B3 đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Vitamin B3 rất ít khi được tạo ra bởi quá trình tổng hợp chất. Do đó, phải được hấp thụ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

Vitamin B3 hay còn gọi là vitamin PP hoạt chất là acid nicotinic (niacin) hoặc nicotinamide (dạng amide của acid nicotinic). Đây là loại vitamin không được dự trữ và rất ít khi được tạo ra bởi quá trình tổng hợp chất. Do đó, nó phải được hấp thụ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

Vitamin B3 giúp giảm lượng cholesterol giúp ích cho quá trình tuần hoàn máu và hình thành hệ thần kinh Nó cũng can thiệp vào quá trình tổng hợp các hormon giới tính Bằng cách kích thích sự tổng hợp chất sừng vitamin B3 tham gia cải thiện vẻ đẹp làn da và mái tóc

Nhu cầu vitamin B3 hàng ngày của người trưởng thành là từ 15 - 18mg. Cũng như những vitamin khác của nhóm B, nó sẽ được nạp vào cơ thể vận động viên với liều lượng cao hơn. Người nghiện rượu cũng cần nạp vào lượng vitamin B3 cao hơn trung bình.

Tuy nhiên vitamin B3 không lành như ta tưởng, vì nó có thể gây giãn mạch và nửa trên cơ thể, gây nên cơn bốc hỏa buồn nôn đánh trống ngực xuất hiện sau khi dùng thuốc tự hết sau 30 - 40 phút.

Với thuốc điều trị tăng huyết áp: vitamin B3 là thuốc gây giãn mạch, do đó thường gây ra hiện tượng đỏ bừng mặt và hạ huyết áp Vì vậy tránh phối hợp vitamin B3 với thuốc điều trị tăng huyết áp vì nó có thể gây ra hạ huyết áp quá mức.

Với thuốc hạ đường huyết: vitamin B3 phân giải glycogen nên làm tăng đường huyết Do đó, người mắc bệnh đái tháo đường cần lưu ý điều chỉnh liều dùng khi phối hợp với vitamin B3.

Với các nhóm thuốc giảm lipid: nhóm thuốc statin (nhóm ức chế men khử HGM-CoA: như thuốc simvastatin, lovastatin...) khi kết hợp với vitamin B3 có thể làm gia tăng nguy cơ gây tiêu cơ vân (rhabdomyolysic).

Nhóm thuốc kết hợp acid mật: (như thuốc colestipol, colesevelan, cholestyramin...) vitamin B3 sẽ làm giảm tác dụng, nên cần lưu ý phải dùng cách xa với các thuốc này.

Với carbamazepin (thuốc chống động kinh): vitamin B3 làm tăng nồng độ carbamazepin, dẫn đến làm tăng độc tính cho cơ thể. Nên tránh dùng chung cùng lúc hai thuốc này với nhau.

Với các thuốc chống đông máu: nên tránh kết hợp, do vitamin B3 làm tăng tác dụng của thuốc, gia tăng nguy cơ gây chảy máu

Với thuốc kháng sinh tetracyclin: nên tránh dùng đồng thời, do vitamin B3 làm giảm sự hấp thu và hiệu quả của thuốc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật